+Aa-
    Zalo

    Đề xuất tăng học phí đại học công lập lên tới 5 triệu đồng/tháng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Dự kiến vào năm học 2020-2021, học phí ngành cao nhất của các trường công lập có thể lên đến 5,05 triệu đồng/ tháng/ sinh viên.

    Dự kiến vào năm học 2020-2021, học phí ngành cao nhất của các trường công lập có thể lên đến 5,05 triệu đồng/ tháng/ sinh viên.

    Bộ Giáo dục & Đào tạo (GD-ĐT) vừa trình Chính phủ dự thảo Nghị định cơ chế tự chủ áp dụng cho các cơ sở giáo dục đại học công lập (trừ các trường đại học xuất sắc và hệ thống trường chính trị).

    Dự kiến, mức học phí sẽ được điều chỉnh để phù hợp với từng loại hình tự chủ tài chính. Trong đó, loại trường tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư, trường có quyền quyết định mức thu học phí theo nguyên tắc bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý.

    Học phí của các trường khối y dược dự kiến tăng cao nhất, lên đến 5 triệu đồng/tháng sau 3 năm nữa

    Với loại trường tự đảm bảo chi thường xuyên, dự kiến học phí sinh viên phải đóng sẽ tương đương mức học phí các trường đã được Chính phủ phê duyệt Đề án thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động. Cụ thể, ở năm học 2020 - 2021 học phí mỗi tháng sẽ từ 2,05 - 5,05 triệu đồng/sinh viên (tùy nhóm ngành đào tạo). Tính theo năm học (10 tháng) sẽ tương đương 20,5 - 50,5 triệu đồng/sinh viên.

    Mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục công lập chưa tự bảo đảm kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành đào tạo ở năm 2020-2021 mỗi tháng từ 980.000 đồng - 1,430 triệu đồng/ sinh viên tùy từng nhóm ngành đào tạo.

    Các Đại học quốc gia, Trường ĐH Việt Đức, Trường ĐH Khoa học và Công nghệ Hà Nội và các trường đại học thành lập theo mô hình trường đại học xuất sắc hoạt động theo cơ chế tài chính đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.

    Dự thảo được các lãnh đạo trường đại học công lập ủng hộ và cho rằng đây là con đường để nâng cao chất lượng đào tạo. Song, bên cạnh đó còn có những người tỏ ra lo ngại đây sẽ là gánh nặng học phí với sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

    Theo một vài chuyên gia, đề xuất này có thể trở thành gánh nặng cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn. (Ảnh: Thanh Niên)

    PGS-TS Nguyễn Văn Thư, Hiệu trưởng Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM, nói: “Sẽ xuất hiện tình trạng có những sinh viên phải bỏ học do học phí cao khi thực hiện tự chủ đồng loạt. Đây cũng chính là điều mà trường băn khoăn, trăn trở nên chưa thực hiện đề án thí điểm tự chủ đến thời điểm này”.

    Tuy nhiên, ông Thư cho rằng vẫn có 2 hướng tích cực trong hoàn cảnh này. Bởi đồng thời với việc tăng học phí thì các trường cũng phải tăng quỹ học bổng cho sinh viên lên gấp 2 - 3 lần so với hiện tại. Sinh viên học giỏi, khó khăn sẽ được nhận học bổng nhiều hơn đồng thời với chính sách vay vốn học tập.

    Hoàng Giang (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/de-xuat-tang-hoc-phi-dai-hoc-cong-lap-len-toi-5-trieu-dongthang-a206335.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan