+Aa-
    Zalo

    Đề xuất cấm sử dụng họ tên giống người nổi tiếng

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Liên quan đến Bộ luật Dân sự sửa đổi, những sửa đổi liên quan đến quyền nhân nhân như quyền được đặt tên, quyền bí mật đời tư… cũng nhận được nhiều ý kiến.

    (ĐSPL) - Liên quan đến Bộ luật Dân sự sửa đổi, những sửa đổi liên quan đến quyền nhân nhân như quyền được đặt tên, quyền bí mật đời tư… cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đại biểu tham dự.

    Quyền riêng tư của con người, hình ảnh của trẻ em được bảo vệ thế nào; Người khuyết tật bị kỳ thị trong vấn đề y tế hay luật nên quy định về việc chuyển đổi giới tính là những vấn đề được bàn luận tại hội nghị tham vấn “Hoàn thiện các quy định của pháp luật về quyền nhân thân, trong dự thảo Bộ Luật Dân sự sửa đổi”.

    Hội nghị do Viện Nghiên cứu lập pháp tổ chức ngày 10/7 tại TP.HCM.

    Dự kiến, Bản dự thảo BLDS sửa đổi sẽ được trình Quốc Hội vào cuối năm nay. Tuy nhiên, hiện vẫn còn nhiều ý kiến trái chiều về việc cho phép chuyển đổi giới tính. Bên cạnh đó, những sửa đổi liên quan đến quyền nhân nhân như quyền được đặt tên, quyền bí mật đời tư… cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của đại biểu tham dự.

    Các đại biểu tham dự hội thảo - Ảnh: Báo Vnexpress

    Có nên cấm sử dụng họ tên, bút danh của người nổi tiếng hay không?

    Cũng tại hội nghị, có ý kiến gây nhiều tranh cãi khi cho rằng cần quy định về quyền được hưởng lợi từ họ tên, bút danh.

    Trao đổi với báo Pháp Luật TP.HCM , luật sư Nguyễn Đức Chánh (Đoàn Luật sư TP.HCM) nhận xét vì họ tên, bút danh, nghệ danh... của một người ở góc độ nào đó là thương hiệu cá nhân của họ. Đặc biệt là giới hoạt động văn hóa nghệ thuật, nhà văn, nhà thơ, nhà báo…, nếu không có cơ chế bảo vệ họ tên, bút danh thì rất dễ bị cá nhân, tổ chức khác lợi dụng để trục lợi. Vì vậy, BLDS không nên chỉ dừng lại ở việc bảo vệ hình ảnh cá nhân mà cần mở rộng bảo vệ quyền nhân thân khác về họ tên, bút danh.

    Tuy nhiên, hai luật sư Đặng Thành Trí và Dương Vĩnh Tuyến (Đoàn Luật sư tỉnh Bình Phước) lại không đồng tình với quan điểm này.

    Theo luật sư Trí, cái gây ảnh hưởng đến quyền lợi vật chất và tinh thần của người nổi tiếng không phải là họ tên, bút danh mà là “sản phẩm” được tạo ra từ con người có họ tên và bút danh đó. Ví dụ: cái tạo ra “lợi ích vật chất, tinh thần” cho Đàm Vĩnh Hưng không phải là từ cái tên Đàm Vĩnh Hưng mà là từ các “sản phẩm” (âm nhạc, phim ảnh, quảng cáo...) được tạo ra từ con người cụ thể mang tên Đàm Vĩnh Hưng. Các “sản phẩm” được tạo ra từ con người cụ thể có tên Đàm Vĩnh Hưng đó sẽ được bảo hộ chứ không phải họ tên Đàm Vĩnh Hưng.

    Theo luật sư Trí, nếu quy định bảo hộ họ tên cá nhân thì sẽ rất chung chung, mơ hồ, khó xác định, dễ dẫn đến việc tùy tiện hoặc bất khả thi.

    Còn luật sư Tuyến cho rằng chuyện trùng tên trong xã hội là rất bình thường, không thể cấm. “Như thế nào thì được gọi là người nổi tiếng? Cơ quan nào công nhận mức độ nổi tiếng? Người nổi tiếng được hưởng lợi, vậy hưởng lợi cái gì? Nên chăng chỉ cần có quy định cấm người khác bắt chước hoặc nhái lại... những sáng tác, bài vở, kịch bản, giọng nói của người khác, trừ khi giọng nói có sự trùng hợp ngẫu nhiên thì hợp lý hơn” - luật sư Tuyến nói.

    Luật sư Hoàng Cao Sang (Đoàn Luật sư TP.HCM) cũng cho rằng việc đặt tên, bút danh là quyền của mỗi người, không ai có quyền hạn chế: “Nhiều khi người ta lấy tên người nổi tiếng đặt tên cho con cưng, thú cưng của họ vì ái mộ, để tưởng nhớ. Chính tôi cũng đã đặt tên cho con chó của tôi là một lãnh tụ nước ngoài nổi tiếng mà tôi rất kính trọng. Tôi làm vậy không phải vì nghĩ xấu về ông mà do rất thần tượng ông, để tưởng nhớ đến ông”.

    Trước thực tế có nhiều người bắt chước họ tên của ca sĩ nổi tiếng khi làm nghề, luật sư Sang nhận định “người tiêu dùng” cần phải tự nhận biết, phân biệt và điều này cũng không quá khó. “Bây giờ thời buổi hiện đại, khi giới thiệu chương trình cho một người nổi tiếng người ta thường gắn kèm một bức ảnh nhân vật thật đẹp. Vì vậy chả ông ĐVH nào lại giống ảnh ông Đàm Vĩnh Hưng được mà lầm lẫn” - luật sư Sang nói.

    Cho phép chuyển đổi giới tính?

    Bộ Luật dân sự hiện hành chỉ quy định cá nhân có quyền được "xác định lại giới tính", không có quy định nào về việc "chuyển đổi giới tính". Sau nhiều lần lấy ý kiến nhân dân và trình Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, bản dự thảo Bộ Luật dân sự sửa đổi được mở rộng hơn.

    Tại khoản 1 Điều 36 bản dự thảo Bộ Luật dân sự sửa đổi quy định về quyền xác định lại giới tính thì "cá nhân có quyền xác định lại giới tính". "Việc xác định lại giới tính được thực hiện theo quy định của pháp luật. Người đã thực hiện việc xác định lại giới tính có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi hộ tịch và có các quyền nhân thân khác phù hợp với giới tính của mình…".

    Còn ở khoản 2: "Nhà nước không thừa nhận việc chuyển đổi giới tính. Trường hợp cá nhân đã chuyển đổi giới tính thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền thay đổi hộ tịch và các quyền nhân thân khác".

    Theo báo Tuổi Trẻ, phát biểu về việc có nên quy định quyền chuyển đổi giới tính vào Bộ Luật dân sự hay không, có ý kiến cho rằng thực tế việc công nhận quyền chuyển đổi giới tính ở các nước trên thế giới quy định chặt chẽ và ngặt nghèo.

    Ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu Lập pháp kể rằng ông đi Mỹ đúng vào thời điểm một bang công nhận quyền được kết hôn của những người đồng tính.

    Tuy nhiên, bang này cũng chỉ mới cho phép quyền kết hôn của đồng tính nam chứ chưa công nhận hôn nhân của đồng tính nữ. 

    “Một đất nước nhiều tự do như Mỹ nhưng khi quyết định một việc họ cũng rất thận trọng, và thực tế, sau khi một bang công nhận việc kết hôn đồng tính thì có rất nhiều người phản đối nên mới có việc chờ phán quyết của tòa tối cao ở Mỹ”. Ông Thảo nói.

    Còn ông Nguyễn Văn Mạnh, vụ Pháp luật của Văn phòng Chính phủ thì cho rằng hiện tại Luật pháp Việt Nam đã công nhận việc xác định lại giới tính nếu có sai sót về mặt sinh học. Theo ông Mạnh, hiện nay nhiều người nhầm lẫn giữa việc xác định giới tính và chuyển giới.

    Ông Mạnh cho rằng việc cho phép chuyển đổi giới tính hay không thì cần phải cân nhắc bởi không phải quốc gia nào thừa nhận việc phẫu thuật chuyển giới thì cũng công nhận quyền kết hôn của những người này.

    Hơn nữa, nghiên cứu cũng cho thấy việc phẫu thuật chuyển đổi giới tính sẽ làm giảm sút sức khỏe của người được phẫu thuật.

    “Vậy có phải sức khỏe của họ họ muốn làm gì thì làm?” ông Mạnh đặt câu hỏi và nêu quan điểm rằng: “Tôi vẫn cho rằng không nên công nhận quyền chuyển đổi giới tính!”.bình thường, không bị dị tật nhưng có tâm lý tự cho mình thuộc giới tính khác và tìm cách thực hiện ý định chuyển giới bằng các phương pháp phẫu thuật và sinh hóa.

    BTV(Tổng hợp)

    [mecloud]LUhvNUx8gb[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/de-xuat-cam-su-dung-ho-ten-giong-nguoi-noi-tieng-a102395.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.