+Aa-
    Zalo

    Đề thi “một ông có con với hai bà” gây xôn xao dư luận

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Đề thi “một ông có con với hai bà” cùng những đề thi khó hiểu khác đã gây nhiều tranh cãi thời gian qua.

    (ĐSPL) - Đề thi “một ông có con với hai bà” cùng những đề thi khó hiểu khác đã gây nhiều tranh cãi thời gian qua.

    Đề thi nhạy cảm

    Đề thi môn Sinh kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Trường Phổ thông Năng Khiếu TPHCM gây tranh cãi khi đặt ra giả thiết một người đàn ông có con với... hai người phụ nữ.

    Đề thi ở câu số 1 đưa ra vấn đề về một bệnh di truyền hiếm gặp do một gen quy định nằm trên nhiễm sắc thể thường cùng với sơ đồ phả hệ yêu cầu học sinh xác định gen trội hay gen lặn.

    Trong phả hệ này, 2 cá thể đầu kết hôn và sinh ra người nam bình thường (ở thế hệ II). Người nam ở thế hệ II lại "qua lại" với hai người phụ nữ và cả hai người nữ này đều có con với người nam ở thế hệ II.

    Một số ý kiến cho rằng, đề thi đưa ra vấn đề như vậy là thiếu tính giáo dụckhi yêu cầu tìm kiểu gen của người đàn ông nhưng lại để người đàn ông sinh con với hai người phụ nữ là không thích hợp về mặt xã hội, pháp luật. Như vậy có thể vô tình “tiêm nhiễm” việc vi phạm luật hôn nhân gia đình khi một ông “kết hôn” với hai bà.

    Đề thi môn Sinh kỳ thi tuyển sinh lớp 10 Trường Phổ thông Năng Khiếu TP.HCM gây tranh cãi khi đặt ra giả thiết một người đàn ông có con với... hai người phụ nữ. (Ảnh minh họa/báo Dân trí.)

    Việc một người đàn ông kết hôn với hai người phụ nữ trên thực tế không hề hiếm. Có thể vợ chồng ly hôn, vợ mất, người đàn ông lấy vợ khác thì việc hai bà sinh con với một ông, con cùng cha khác mẹ… không ai cấm và cũng không vi phạm. Tuy nhiên, nhiều ý kiến phản bác lại, cho rằng đề thi một vấn đề khoa học nhằm phục vụ thực tế cuộc sống, đặt ra vấn đề nghiên cứu về bệnh di truyền. Mà ở đó chuyện gì cũng có thể xảy ra, không nên đặt nặng vấn đề văn hoá xã hội mà quan trọng nhất là vấn đề liên quan đến khoa học để nghiên cứu.

    Trao đổi trên báo Dân trí, TS. Trần Bích Thư (Tổ trưởng văn phòng Trường Phổ thông Năng Khiếu) cho hay, hình như mọi người quá nhạy cảm vấn đề xã hội với một đề thi của môn khoa học. Sơ đồ phả hệ trong đề thi không hề thể hiện một ông “kết hôn” với hai bà, nói như vậy là không chính xác. Có thể nhiều tình huống khác như ly hôn, vợ mất… có trong thực tế rất nhiều.

    Theo cô Thư, đề thi còn mang tính giáo dục. Có những người đàn ông bình thường như lấy vợ và sinh con bị bệnh thì có thể nghĩ do vợ. Họ có thể nghĩ đến việc tìm đến người phụ nữ khác nhưng chưa chắc đã sinh con bình thường. Sơ đồ đặt ra xác suất bị bệnh của cặp này khi sinh con.

    “Sơ đồ giả thiết để học sinh đưa ra lời giải chứ không tập trung vào vấn đề xã hội học”, TS. Thư bày tỏ.

    Đề thi THPT nhiều sai sót

    Không chỉ đề thi môn Sinh của trường Phổ thông Năng Khiếu TP.HCM gây nhiều tranh cãi mà tại đề thi môn Văn trong đợt thi thử kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 cho học sinh lớp 12 của tỉnh Hưng Yên còn nhiều sai sót không đáng có.

    Cụ thể, việc đánh số câu hỏi trong đề lặp lại từ 1 đến 4 mà không có các câu từ 5 đến 8 như trong yêu cầu của đề thi.

    Đề thi còn diễn đạt khó hiểu như “tung hỏa mù” cho học sinh khiến cho các em loay hoay đọc mãi mà vẫn không hiểu ra vấn đề.

    Không chỉ tung hỏa mù cho học sinh, lỗi cơ bản nhất đề thi cũng mắc phải đó là chính tả.

     “Anh ném pao, em không bắt

    Em không yêu, quả pao rơi rồi …”

    “Bắt” viết thành “biết”. Tiếp đó, hai từ thiếu trong 2 câu : “Bao nhiêu người có chồng cũng đi chơi ngày Tết” ; “Mị với tay lấy cái váy hoa vắt ở phía trong vách”.

    Báo Vietnamnet dẫn lời của một giáo viên THPT: "Nếu chỉ vài lỗi nhỏ thì không đáng nói nhưng đề thi có quá nhiều lỗi, trong đó có cả lỗi về kiến thức chuyên môn”.

    Đề thi học kỳ đánh đố học sinh

    Sáng 22/4, sau buổi thi cuối học kỳ II môn Văn lớp 9, nhiều học sinh và giáo viên tại TP.HCM băn khoăn với đề thi được cho là thiếu rõ ràng.

    Sự khó hiểu trong một đề thi Văn lớp 9.

    Trong đề thi chính thức kiểm tra học kỳ II, môn Văn lớp 9, ở phần I, câu 1:

    “Nguyễn Du viết:

                                                Cỏ non xanh tận chân trời

                                            Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

    Hai câu thơ làm chúng ta rung động với cái đẹp lạ lùng mà tác giả đã nhìn thấy trong cảnh vật, rung động với cảnh thiên nhiên mỗi mùa xuân lại như tái sinh, tươi trẻ mãi, và cảm thấy trong lòng ta có những sự sống tươi trẻ luôn luôn tái sinh ấy.”

    Đọc đoạn trích trên và thực hiện các yêu cầu sau:

    Nêu tên tác giả tác phẩm

    Từ ý nghĩa của các cụm chủ vị “ta biết cảnh mùa xuân”, “chúng ta rung động với cái đẹp lạ lùng”, em hãy tìm các cụm từ thể hiện điều chúng ta có được từ văn học nghệ thuật (qua đôi câu thơ của thi hào Nguyễn Du)".

    Giáo viên một trường THCS tại TP.HCM bày tỏ: “Tôi không biết cả câu a và câu b của đề thi đang hỏi gì nhưng đoạn trích trong đề thi thuộc tác phẩm “Tiếng nói Văn nghệ” của nhà văn Nguyễn Đình Thi”.

    Giáo viên này cho biết, phải đọc kỹ thì mới biết đây là trích đoạn bài viết của Nguyễn Đình Thi vì nếu không để ý dấu ngoặc kép, học sinh sẽ trả lời ngay đây là tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du.

    Được biết, đây cũng là đề thi sử dụng kết quả để xét tốt nghiệp THCS.

    ĐỨC AN (Tổng hợp)


    Xem thêm video:

    [mecloud]oVLvgSjYZ1[/mecloud]

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/de-thi-mot-ong-co-con-voi-hai-ba-gay-xon-xao-du-luan-a97490.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.