+Aa-
    Zalo

    Đề nghị Chính phủ sẵn sàng bảo vệ chủ quyền quốc gia

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đề nghị Chính phủ nêu cao sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia.

    (ĐSPL) - Sáng 15/5, trong cáo cáo gửi Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đề nghị Chính phủ nêu cao sức mạnh đại đoàn kết dân tộc và ý chí quyết tam bảo vệ chủ quyền quốc gia.

    Theo báo Thanh niên, phát biểu tại phiên họp Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng nay, ngoài báo cáo thẩm tra kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội năm 2013, nêu phương hướng kế hoạch và giải pháp kiến nghị phát triển kinh tế xã hội trong năm 2014, ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế còn nhấn mạnh đến tình hình phức tạp do Trung Quốc hạ đặt giàn khoan Haiyang Shiyou 981 tại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam từ đầu tháng 5 vừa qua, Ủy ban Kinh tế đề nghị Chính phủ thực hiện đầy đủ các quyền theo Hiến chương Liên hợp quốc và Công ước về Luật Biển năm 1982, thông báo kịp thời đến các tầng lớp nhân dân tạo đồng thuận, nêu cao tinh thần yêu nước, ý chí, sức mạnh của toàn dân tộc, sức mạnh của chính nghĩa, sẵn sàng bảo vệ chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.

    Bản tin trên báo Tuổi trẻ cũng cho biết, tại phiên họp các đại biểu đều bày tỏ sự đặc biệt lo ngại trước tình trạng công nhân tự phát đập phá doanh nghiệp nước ngoài.

    Theo Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Trần Văn Hằng, hiện tâm lý nhà đầu tư nước ngoài có e ngại nhất định. Các nhà đầu tư Trung Quốc, Đài Loan gặp khó khăn trong sản xuất kinh doanh, trở ngại do những hành động tự phát của công nhân như đập phá, bỏ việc mấy ngày gần đây. Bên cạnh đó là tâm lý bài trừ Trung Quốc về hàng hóa, dịch vụ. Những vấn đề này sẽ ảnh hưởng đến quan hệ kinh tế giữa hai bên.

    Đề nghị Chính phủ sẵn sàng bảo vệ chủ quyền quốc gia
    Một số đối tượng lợi dụng gây rối và đập phá tài sản của doanh nghiệp tại Bình Dương

    Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thì cho rằng, những hình ảnh tự phát như vừa qua làm xấu đi hình ảnh Việt Nam. "Chúng ta đang có chính nghĩa, đang được bạn bè quốc tế ủng hộ. Nếu những hình ảnh tự phát như vậy không được chấn chỉnh kịp thời thì sẽ làm quốc tế lo ngại về Việt Nam”, bà Ngân nói và cho biết tình hình bước đầu đã được kiểm soát, chúng ta đã gửi đi các thông điệp trấn an các nhà đầu tư nước ngoài. Cần kiểm soát tình hình tốt hơn và tuyên truyền mạnh mẽ đến đông đảo công nhân, rằng sự thiếu hiểu biết và hành động tự phát như vậy sẽ làm xấu hình ảnh Việt Nam.

    MINH GIANH (Tổng hợp)

    Xem thêm clip: Đài VTV thông tin từ điểm nóng biển Đông - Giàn khoan 981

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/de-nghi-chinh-phu-san-sang-bao-ve-chu-quyen-quoc-gia-a33063.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Quảng Ngãi: Tăng cường vận động nhân dân bảo vệ chủ quyển biển, đảo

    Quảng Ngãi: Tăng cường vận động nhân dân bảo vệ chủ quyển biển, đảo

    Công tác vận động quần chúng được xác định là một biện pháp nghiệp vụ cơ bản, quan trọng của bộ đội biên phòng, là nền tảng cho việc thực hiện các biện pháp công tác khác. Lực lượng BĐBP có vị trí hết sức quan trọng trong việc huy động quần chúng nhân dân khu vực biên giới tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới quốc gia.

    Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan gặp mặt người cao tuổi tiêu biểu tham gia bảo vệ chủ quyền

    Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan gặp mặt người cao tuổi tiêu biểu tham gia bảo vệ chủ quyền

    Chiều ngày 12/12, tại Phủ Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Thị Doan , Ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam đã gặp mặt thân mật 79 cụ trong tổng số 230 cụ là người cao tuổi tiêu biểu tham gia bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, biển đảo đến từ 44 tỉnh, thành biên giới thuộc 9 dân tộc.