+Aa-
    Zalo

    Để không bị hụt hẫng khi là sinh viên năm nhất

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Những bạn sắp bước vào ngưỡng cửa đại học chắc hẳn đang rất mong chờ, háo hức ngày nhập trường.

    (ĐSPL) - Những bạn sắp bước vào ngưỡng cửa đại học chắc hẳn đang rất mong chờ, háo hức ngày nhập trường.

    Cầm tờ giấy báo đỗ đại học, cao đẳng trên tay, có lẽ tất cả các bạn đều cảm thấy vui mừng vì những nỗ lực, cố gắng bao ngày qua của mình đã được đền đáp xứng đáng. Điểm số hiện hữu trên tờ giấy báo, tên ngôi trường mơ ước ở trước mặt, đó chính niềm tự hào của chính bản thân các bạn và cũng là của cả thầy cô, gia đình.

    Những năm tháng của thời sinh viên đang chờ đón các bạn ở phía trước với biết bao niềm hứng khởi nhưng cũng nhiều khó khăn. Nó đòi hỏi ở các bạn mới bước vào quãng đời sinh viên nhiều hơn những gì các bạn nghĩ. Đó không chỉ là phương pháp học tập, là sự ứng xử rất đỗi bình thường trong cuộc sống hằng ngày mà còn là câu chuyện tự do nhưng đồng thời cũng phải tự chịu trách nhiệm về những việc mình làm…

    Những khó khăn, thách thức

    Không ít bạn có suy nghĩ đại học chính là quãng thời gian xả hơi sau nhiều tháng ngày vất vả ôn thi. Và như vậy, nhiều bạn đã tự cho mình quyền nhởn nhơ và lười biếng. Tờ giấy báo đỗ đại học chỉ là tấm vé chính đáng để bạn xếp sắp đồ đạc, chuẩn bị những ngày tháng sinh viên phía trước. Nếu như không sinh ra và lớn lên tại thành phố có ngôi trường đại học, cao đẳng mà bạn đỗ đạt thì cũng không sao bởi đây chính là cơ hội để bạn tự lập và vững bước hơn.

     Các tân sinh viên đã sẵn sàng cho những năm tháng vui tươi mà nhiều thách thức phía trước?

    Các bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều khó khăn, thử thách mà khi đó chỉ có tự bản thân mình phải tự vượt qua. Trước tiên, đó là cảm giác nhớ nhà luôn thường trực đối với những bạn từ vùng quê khác đến. Sẽ có những đêm khóc ròng với những chuyện phiền lòng mà không được bố mẹ ôm ấp, vỗ về nhưng những ngày còn là học sinh. Rời xa sự quan tâm, chăm sóc của gia đình, người thân, mỗi người phải tự biết cách chăm sóc bản thân.

    Đỗ Văn Chuyên, tốt nghiệp bằng giỏi trường ĐH Ngoại thương Hà Nội chia sẻ: "Môi trường đại học khác hoàn toàn với cấp 3. Các bạn sẽ phải đối mặt với rất nhiều vấn đề. Cụ thể là một môi trường mới đòi hỏi bạn phải tự lập và giữ mình. Đồng thời, các vấn đề quan hệ xã hội cũng chi phối bạn rất nhiều."

    Thất vọng là cảm giác không thể tránh khỏi khi một người xa quê lên Thủ đô hay bất cứ thành phố nào nhập học. Lớp đại học của bạn là những người đến từ nhiều vùng miền trên cả nước. Sự khác biệt văn hóa, cách ứng xử, nói chuyện cũng khác nhau. Và thật khó có thể tìm được những tình bạn dung dị như hồi cấp 3.

    Không ít bạn sinh viên đã bị cuốn vào những thú vui mới lạ mà hồi ở quê không có. Điện tử, cá độ bóng đá, cờ bạc cuốn nhiều bạn nam đi rất xa, thậm chí còn bị đình chỉ hay đuổi học. Những "phi vụ" bán hàng đa cấp đã từng khiến nhiều bạn nữ lao đao vì chót rơi vào vòng xoáy tiền bạc, đến mức mất cả những người bạn thân thiết.

     Nụ cười luôn nở trên môi dù có biết bao khó khăn, thách thức.

    Sự ngây ngô sẽ buộc phải nhường chỗ cho những tính toán với khoản tiền bố mẹ cho mỗi tháng, bạn sẽ phải ăn tiêu thế nào cho đủ. Nhiều bạn nghĩ tới việc làm thêm để tích lũy kinh nghiệm sống. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc rất nhiều vào sức khỏe cũng như năng lực của mỗi người. Nếu may mắn tìm được một công việc đúng với chuyên ngành bạn đang học thì rất tuyệt. Nó trực tiếp phục vụ cho chính tương lai của bạn. Còn những công việc chân tay, cần đến sức lực nhiều thì hoàn toàn không nên lao đầu vào. Vì khi đi làm, đồng nghĩa với việc thời gian dành cho việc học trên trường sẽ bị chi phối rất nhiều. Rồi khi 4,5 năm sau nhìn lại, bạn sẽ thấy nuối tiếc khi để những việc như: chạy bàn, phát tờ rơi… ảnh hưởng quá nhiều đến kết quả học tập của mình.

    "Hãy cứ khao khát, hãy cứ dại khờ"

    Việc học tập vẫn phải đặt lên hàng đầu. Nếu như khi học cấp 3, bạn luôn được thầy cô kèm cặp, chỉ bảo từ những điều nhỏ nhất thì lên đại học, bạn sẽ phải tự mình quan sát, học hỏi tất cả. Sự cạnh tranh khi tìm kiếm những cơ hội mới sẽ khiến bạn mệt mỏi và muốn bỏ cuộc. Nhưng hãy cứ tiến về phía trước với một sự lạc quan và niềm tin tưởng nhất định. Bởi những nỗ lực, sự chăm chỉ và tinh thần cầu tiến sẽ được đền đáp xứng đáng.

    Thời gian luôn là vấn đề chi phối rất nhiều sự quyết định của bạn. Vì thế, bạn hãy ngồi lại sắp xếp công việc, gạch ra những việc cần hoàn thành trong 1 ngày, 1 tháng hoặc những kỳ lâu dài hơn. Bạn nên ghi ra những mục tiêu ngắn hạn và dài hạn trong tương lai xa gần. Khi mỗi ngày qua đi, bạn cũng hãy ghi lại những gì bạn đã làm được. Đó chính là những động lực để bạn đón nhận ngày mới một cách tích cực. Cần phân định rõ ràng thời gian dành cho việc học tập, nghiên cứu và thời gian cho những thú vui khác. Sẽ rất hiệu quả nếu bạn tập trung vào làm một việc trong khoảng thời gian nhất định.

     Có rất nhiều hoạt động khi trở thành sinh viên đang chờ đón các bạn.

    Lê Tùng - tốt nghiệp Học viện Tài chính Hà Nội chia sẻ: "Không nhất thiết là phải căm đầu cắm cổ vào học ngay khi vừa chân ướt chân ráo bước vào năm nhất. Thay vào đó, các bạn hãy tự rút ta cho mình phương pháp riêng để cải thiện tình trạng quá tải của việc chơi và học. Tốt nhất là nên học hỏi các anh chị tiền bối, các bạn sẽ thu được rất nhiều lời khuyên hay ho."

    Bạn đừng quên dành thời gian tham gia vào các câu lạc bộ trong và ngoài trường. Vì nó sẽ giúp bạn có thêm nhiều sự tự tin khi giao tiếp, gặp gỡ và đồng thời đó là những kí ức đẹp của thời sinh viên. Khi ra trường, cầm tấm bằng tốt nghiệp trên tay, bạn sẽ thấy rằng quãng thời gian 4, 5 năm bao nhiêu vẫn là chưa đủ.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/de-khong-bi-hut-hang-khi-la-sinh-vien-nam-nhat-a48250.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Không để lọt sinh viên ngọng làm giáo viên

    Không để lọt sinh viên ngọng làm giáo viên

    (ĐSPL) - Phương án phỏng vấn trong tuyển sinh ĐH thu hút được nhiều sự quan tâm của thí sinh, các chuyên gia giáo dục khi lần đầu tiên được áp dụng tại một số trường ĐH ở Việt Nam.