+Aa-
    Zalo

    ĐBQH băn khoăn về quy định cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn

    (ĐS&PL) - Trong khuôn khổ phiên thảo luận Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu Quốc hội đưa ra nhiều ý kiến trái chiều về quy định việc người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn cần đảm bảo tính khả thi, sát thực tiễn.

    Sáng 10/11, tại chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV sau khi nghe tờ trình 2 dự án luật Đường bộ và luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (được tách ra từ luật Giao thông đường bộ 2008), Quốc hội tiến hành thảo luận tại tổ về 2 dự án luật này. 

    Tại phiên thảo luận Dự án luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, các đại biểu đưa ra nhiều ý kiến về các quy định trong dự thảo, đặc biệt quy định về vi phạm nồng độ cồn được đại biểu và các cử chi đặc biệt quan tâm.

    Theo báo Thanh niên, góp ý tại tổ, đại biểu Nguyễn Đại Thắng (đoàn Hưng Yên) nêu băn khoăn khi dự thảo luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định cấm người điều khiển phương tiện khi tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn. 

    Ông Thắng cho rằng, quy định này rất cần thiết để hạn chế tai nạn giao thông vốn đang phức tạp hiện nay. "Tuy nhiên, có thể nghiên cứu mức độ sao cho phù hợp với từng loại phương tiện để phù hợp với thực tiễn", đại biểu đoàn Hưng Yên nêu.

    dbqh ban khoan ve quy dinh cam tuyet doi nguoi dieu khien phuong tien co nong do con0
    Các ĐBQH thảo luận về việc cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện có nồng độ cồn. Ảnh: Thanh niên, Dân trí, Lao động.

    Cùng quan điểm này, đại biểu Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện T.Ư Huế, cũng cho rằng nên quy định cụ thể từng loại phương tiện chứ không quy định chung chung.

    "Nếu nói thế này thì tất cả các phương tiện thô sơ như xích lô, xe kéo cũng có thể vi phạm. Chúng ta nên soạn cái khung cho luật khi triển khai thì khả thi, người ta đi xe đạp uống vô tí rượu cũng bị phạt thì việc triển khai luật sẽ phức tạp", đại biểu đoàn Thừa Thiên - Huế nêu quan điểm.

    Giám đốc Bệnh viện T.Ư Huế cũng băn khoăn về việc cấm tuyệt đối trong máu có nồng độ cồn khi tham gia giao thông. Ông Hiệp thừa nhận, khi vừa uống rượu, bia mà tham gia giao thông thì phải phạt. "Tuy nhiên, buổi tối người dân uống rượu sáng hôm sau người ta đi làm, trong máu có nồng độ cồn bị phạt thì cũng băn khoăn. Hoặc người ta đi uống buổi trưa, buổi tối đêm đi xe lại bị phạt vì trong máu vẫn còn nồng độ cồn", ông Hiệp nói.

    Cũng đưa ra ý kiến về vấn đề này, đại biểu Cao Thị Xuân (đoàn Thanh Hóa) cho hay, quy định này được luật hóa từ Nghị định 100. Như vậy, tất cả trường hợp tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn đều vi phạm và bị xử phạt.

    Đại biểu Cao Thị Xuân đề nghị Chính phủ tổng kết, đánh giá lại, đánh giá tác động việc thực hiện Nghị định số 100/2019/NĐ-CP trong thời gian qua.

    "Quốc hội bấm nút thông qua dự án luật này phải có tính toán, rà soát kỹ lưỡng vì quy định trên có tác động rất lớn", đại biểu Cao Thị Xuân nói. Đại biểu tỉnh Thanh Hóa đặt câu hỏi, phải có nồng độ bao nhiêu mới phải xử phạt và đề nghị cơ quan soạn thảo báo cáo Quốc hội việc tổng kết Nghị định 100.

    Cùng quan điểm về nội dung này, đại biểu Lê Trường Lưu - Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên Huế cho biết, một số đại biểu có ý kiến đề nghị bổ sung thêm quy định vượt tiêu chuẩn quy định vào Khoản 1, Điều 8 thành “điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt tiêu chuẩn quy định”.

    Do đó, đại biểu Lê Trường Lưu đề nghị giao cho Chính phủ căn cứ vào kinh nghiệm các nước, căn cứ vào sức khỏe của người Việt Nam, tiêu chuẩn của ngành y tế để khống chế một tỉ lệ phù hợp, không nên tuyệt đối hóa tỉ lệ nồng độ cồn này.

    Còn đại biểu Vũ Xuân Hùng (Đoàn Thanh Hóa) đồng tình với quy định cấm tuyệt đối người điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

    Theo ông Hùng, qua quá trình thẩm tra dự án luật, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về quy định các hành vi bị cấm với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông.

    Về ý kiến thứ nhất, đại biểu này cho rằng, dự án luật quy định như Nghị định 100 là yêu cầu nồng độ cồn bằng 0. Điều này có mục tiêu giảm thiểu tai nạn giao thông. Quy định này được đa số ý kiến nhất trí, đồng tình.

    Về ý kiến thứ hai, đại biểu Vũ Xuân Hùng nói, nhiều ý kiến cho rằng, nên quy định các hành vi bị cấm với người điều khiển phương tiện tham gia giao thông theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 là quy định theo tỉ lệ nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở.

    Theo đại biểu, qua khảo sát của 177 nước trên thế giới về quy định phòng chống tác hại rượu bia có 25 nước quy định bằng nồng độ cồn trong máu hoặc hơi thở bằng 0. Như vậy, cứ uống rượu bia vào, có nồng độ cồn trong hơi thở là vi phạm. Phần lớn các nước còn lại có những quy định khác nhau về các hành vi bị cấm với tỉ lệ nồng độ cồn trong máu và hơi thở khác nhau, theo báo Lao động.

    Dân trí đưa tin, trước đó, khi thẩm tra nội dung này, Ủy ban Quốc phòng - An ninh cho biết một số ý kiến đề nghị cân nhắc quy định cấm tuyệt đối người "Điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn", vì cho rằng quy định này quá nghiêm khắc và chưa thực sự phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán của một bộ phận người dân Việt Nam.

    Nhóm ý kiến này cũng cho rằng quy định trên làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương. Họ đề nghị tham khảo kinh nghiệm quốc tế và quy định nồng độ cồn ở mức độ phù hợp đối với từng loại phương tiện; đồng thời, bảo đảm tính thống nhất với quy định của Bộ luật Hình sự.

    Trong khi đó, một số ý kiến khác nhất trí với quy định này, vì cho rằng nội dung này đã được quy định tại khoản 6 Điều 5 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia và thực tiễn thực hiện đã chứng minh tính hiệu quả.

    Cơ quan thẩm tra đề nghị nghiên cứu các ý kiến trên để tiếp thu cho phù hợp; tiếp tục rà soát, sắp xếp các quy định cấm liên quan đến trật tự, an toàn giao thông đường bộ để bảo đảm tính thống nhất, logic, tránh trùng lặp với các quy định khác trong dự thảo Luật hoặc trùng lặp với quy định của các luật chuyên ngành khác.

    Bảo An(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dbqh-ban-khoan-ve-quy-dinh-cam-tuyet-doi-nguoi-dieu-khien-phuong-tien-co-nong-do-con-a598956.html
    ĐBQH chất vấn Bộ trưởng Bộ KH&ĐT về tình trạng lãng phí trong đầu tư công

    ĐBQH chất vấn Bộ trưởng Bộ KH&ĐT về tình trạng lãng phí trong đầu tư công

    Tại phiên chất vấn sáng 6/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng đã trả lời chất vấn của các ĐBQH về nguyên nhân gây thất thoát ngân sách khi thực hiện các dự án đầu tư công và giải đáp những thắc mắc liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh, đặc biệt trong quản lý, sử dụng vốn ODA.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    ĐBQH chất vấn Bộ trưởng Bộ KH&ĐT về tình trạng lãng phí trong đầu tư công

    ĐBQH chất vấn Bộ trưởng Bộ KH&ĐT về tình trạng lãng phí trong đầu tư công

    Tại phiên chất vấn sáng 6/11, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng đã trả lời chất vấn của các ĐBQH về nguyên nhân gây thất thoát ngân sách khi thực hiện các dự án đầu tư công và giải đáp những thắc mắc liên quan đến tháo gỡ khó khăn cho đầu tư, kinh doanh, đặc biệt trong quản lý, sử dụng vốn ODA.

    ĐBQH đề xuất mua lại các trạm BOT lỗ để Nhà nước quản lý

    ĐBQH đề xuất mua lại các trạm BOT lỗ để Nhà nước quản lý

    Tại phiên thảo luận sáng 2/11, trong chương trình làm việc tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, đại biểu Phạm Văn Thịnh (đoàn Bắc Giang) đã đưa ra một số kiến nghị về lĩnh vực đầu tư dự án hạ tầng giao thông, và đề xuất những giải pháp Nhà nước giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn vướng mắc đặc biệt là về vốn.

    ĐBQH đề xuất lương giáo viên ở mức cao nhất trong khối hành chính sự nghiệp

    ĐBQH đề xuất lương giáo viên ở mức cao nhất trong khối hành chính sự nghiệp

    Tại phiên thảo luận các vấn đề kinh tế-xã hội trong chương trình làm việc Kỳ họp thứ 6, ĐBQH Hà Ánh Phượng, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Phú Thọ đã đưa ra những đề xuất về việc tăng lương và phụ cấp đối với giáo viên, nhân viên trường học nhằm đảm bảo cuộc sống, giúp giáo viên yên tâm cống hiến với nghề.