+Aa-
    Zalo

    Đầu năm đi lễ chùa, đền, phủ thế nào cho đúng?

    (ĐS&PL) - Đầu năm đi lễ chùa là văn hóa tốt đẹp của người dân Việt Nam. Tuy nhiên, đi lễ chùa như thế nào cho đúng thì không phải ai cũng biết.

    Đi lễ chùa đầu năm - một nét văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Tuy nhiên bên cạnh những người đến chùa với đúng nghĩa lễ Phật, học Chánh pháp, hành thiện tích đức thì cũng không ít người đến chốn cửa thiền làm những điều trái giáo lý nhà Phật, ngược với thuần phong mỹ tục.

    Sự thiếu hiểu biết về đạo Phật đang làm méo mó, biến dạng các lễ hội gắn với chùa chiền. Do vậy để hoạt động tín ngưỡng diễn ra đúng với bản chất, góp phần tiết kiệm thời gian, tiền bạc, bài trừ mê tín dị đoan thì cần có cái nhìn đúng đắn về chùa chiền và giáo lý đạo Phật.

    dau nam di le chua den phu dau nam the nao cho dung
    Đi lễ đầu năm là một nét văn hóa đẹp của người Việt Nam. Ảnh minh hoạ

    Ý nghĩa của việc đi lễ chùa đầu năm

    Dưới góc độ dân tộc học, Nhà Dân tộc học Tạ Đức cho biết: “Phần lớn người dân Việt Nam đi lễ chùa theo truyền thống gia đình. Từ đời này qua đời khác với những nhà theo đạo Phật từ lâu thì việc đi lễ chùa đã trở thành một hoạt động thường ngày.

    Họ đi đến chùa để cầu xin từ chuyện cầu bình an, sức khỏe đến việc mong “trời Phật phù hộ” cho kết quả học tập của con cái, hay chuyện làm ăn, buôn bán sẽ thuận lợi và ngày càng tốt hơn. Thông thường, mọi người sẽ đi chùa vào các ngày Rằm và mồng Một hàng tháng hoặc khi có các sự kiện Phật giáo.

    Ngoài ra, nhiều người vì gặp khúc mắc trong cuộc sống và khi không thể giải quyết được những vấn đề khó khăn, họ rơi vào trạng thái khủng hoảng, bế tắc mới tìm đến chùa.

    Cũng theo lời Nhà Dân tộc học Tạ Đức, bất cứ ai khi đến chùa đều mong tìm sự bình an cho gia đình, nghiệm ra những nhân - quả thông qua giáo lý nhà Phật. Từ đó có thể dạy lại cho con cháu sống tốt hơn, hướng thiện hơn.

    Dưới đây một số điều cấm kỵ ai cũng cần phải nhớ khi đi lễ đầu năm:

    1. Nên thắp hương tại đỉnh đặt bên ngoài, hạn chế thắp hương bên trong chùa, vì có thể gây ảnh hưởng đến tượng Phật, pháp khí. Khi đứng khấn vái, không nên đứng thẳng ban thờ mà nên đứng chếch sang một bên. Không đứng hoặc quỳ chính giữa Phật đường lễ Phật, nên quỳ lễ chếch sang bên một chút.

    2. Không đặt lễ mặn ở khu vực Phật điện tức là chính điện - nơi thờ tự chính của ngôi chùa. Trên hương án của chính điện chỉ được dâng đặt lễ chay, tịnh. Việc sắm sửa lễ mặn chỉ có thể được chấp nhận nếu như trong khu vực chùa có thờ tự các vị Đức Ông, Thánh, Mẫu và chỉ dâng đặt tại ban thờ hay điện thờ mà thôi.

    3. Không nên sắm sửa vàng mã, tiền âm phủ để dâng cúng Phật tại chùa. Nếu có sửa lễ này thì thí chủ đặt ở bàn thờ thần linh, Thánh Mẫu hay ở bàn thờ Đức Ông. Tiền thật cũng không nên đặt lên hương án của chính điện, mà nên bỏ vào hòm công đức.

    4. Không tự ý lấy sử dụng hoặc mang bất kỳ loại đồ đạc gì của nhà chùa về làm của riêng. Theo nhiều kinh sách và quan niệm truyền thống, những hành vi như vậy gọi là “đạo dụng thập phương thường trụ” (trộm dùng đồ lễ của chúng sinh cúng dường), phạm giới luật này khi chết sẽ bị giam vào địa ngục, chịu khổ vô kể. Phật điển ghi rõ, “nhân nhỏ, quả lớn”, thành tâm cúng dường, lễ dù nhỏ nhưng phúc báo lớn lao; trộm của chùa, vật tuy sơ sài nhưng quả báo không gánh hết.

    5. Vào Phật đường, Tam bảo không nên đi giày dép, nhai trầu, hút thuốc. Tam bảo là nơi tôn nghiêm, có giới hương, định hương, chân hương, đòi hỏi phải trì giới để di dưỡng thanh tịnh, tuyệt đối không gây ồn ào, hỗn tạp. 

    6. Vào đền, chùa nên đi từ cửa bên, không đi cửa chính giữa; đồng thời không giẫm lên bậu cửa khi bước vào, phải bước qua bậu cửa, nếu không chắc chắn phạm tội bất kính. Cửa chính nhà chùa từ xưa đến nay chỉ đức Phật, Ngọc đế, quốc vương một nước mới được ra vào. Vì thế nhiều ngôi chùa ngày thường không mở cửa chính.

    7. Không nên ngắm tượng Phật như một tác phẩm nghệ thuật, trước tượng Phật nên cung kính nghiêm trang, không nhìn ngang ngó dọc, khệnh khạng trước Tam bảo. Nếu muốn chiêm ngưỡng tượng Phật, nên đứng từ ngoài để quan sát.

    8. Không chạy qua chạy lại, nói chuyện, bình phẩm, ngồi hoặc nằm trong Phật đường. Không tùy tiện hắt hơi sổ mũi, khạc nhổ… quanh khu vực Phật điện, Tam bảo. 

    9. Sử dụng đồ của chùa, như ăn uống, thụ lộc, nên lưu công đức, dù ít dù nhiều. Không nên coi đó là của chùa, trụ trì cho thì nhận mà không bố thí chút công đức.

    10. Không mặc váy ngắn, quần cộc, áo hở lườn hở nách... Phải ăn mặc giản dị, sạch sẽ. Không nên mang theo mũ áo, khăn, túi xách, gậy gộc, bao tay… vào Tam bảo bái Phật. 

    11. Vào chùa, nên dùng Phật danh “A di đà Phật” thay tên gọi để mở lời chào trụ trì và tăng ni trong chùa. Khi ra về cũng nên dùng câu này để bái biệt, công đức mang lại vô lượng, cho cả người vãn cảnh và nhà chùa.

    (*) Thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo.

    Thục Hiền (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dau-nam-di-le-chua-den-phu-dau-nam-the-nao-cho-dung-a610271.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Lịch trình xe buýt Hà Nội chạy xuyên Tết

    Lịch trình xe buýt Hà Nội chạy xuyên Tết

    Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) đã ban hành kế hoạch phục vụ vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, tuy nhiên có điều chỉnh giờ đóng, mở bến.