+Aa-
    Zalo

    Đau lòng những trẻ sơ sinh được sinh ra bị mẹ “lẳng lặng” biến mất

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Liên tục những trường hợp bỏ rơi con xảy ra ở nhiều nơi đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống và tư cách của những người làm cha làm mẹ.

    (ĐSPL) - Liên tục những trường hợp bỏ rơi con xảy ra ở nhiều nơi đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống và tư cách của những người làm cha làm mẹ khi đứa trẻ vô tội sinh ra lại không được một lần nhìn thấy mặt cha mẹ, không được hưởng trọn vẹn tình yêu thương…

    Mới đây nhất là trường hợp bé gái ở Bệnh viện Thanh Nhàn. Thông tin từ Phòng công tác xã hội – Bệnh viện Thanh Nhàn, lúc 0h25 phút, ngày 15/10 một sản phụ sinh con gái 2,2 kg, tại khoa Sản bệnh viện. Sau đó người này đặt tên cho con và rời khỏi bệnh viện mà không cho các bác sĩ biết lý do. Hiện bé gái 13 ngày đang được các nhân viên y tế Khoa Nhi chăm sóc và nuôi dưỡng.

    Theo biên bản bàn giao, sản phụ đến bệnh viện tự khai tên là Bùi Thị Hoa (25 tuổi, quê Vụ Bản, Nam Định). Người mẹ này đặt tên cho con gái là Bùi Thị Huệ.

    Đến nay, sau 13 ngày được các nhân viên y tế tại khoa Nhi, cùng với sự giúp đỡ của một số người có lòng hảo tâm, hiện bé gái đã được 3,1 kg.

    Hình ảnh cháu Bùi Thị Huệ (tên theo mẹ đặt) được các bác sĩ chăm sóc sau khi bị mẹ bỏ rơi.

    Hay trước đó, vào khoảng 9h30, ngày 8/10 cũng có một trường hợp tương tự tại khoa sản Bệnh viện đa khoa Dầu Giây. Người phụ nữ tự khai tên là Nguyễn Thị Liễu (36 tuổi, quê Cần Thơ). Sau khi sinh đứa bé cân nặng 3,5 kg, người mẹ vẫn chăm sóc chú đáo cho con. Sau đó, người mẹ để đồ đạc và số điện thoại nói là để đi đón người nhà. Tuy nhiên đã không thấy quay lại.

    Liên tục những trường hợp như trên xảy ra ở nhiều nơi đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về lối sống và tư cách của những người làm cha làm mẹ khi đứa trẻ vô tội sinh ra lại không được một lần nhìn thấy mặt cha mẹ, không được hưởng trọn vẹn tình yêu thương…

    Chị Lê Thi Lan (32 tuổi, Đông Anh, Hà Nội) chia sẻ: “Tôi không hiểu các bạn trẻ bây giờ suy nghĩ như thế nào mà lại hành động như vậy. Có thể là do phút lầm lỡ khiến các bạn ấy phải sinh ra đứa trẻ đó, nhưng nếu đã sinh ra, cho đứa con đó nhìn thấy ánh sáng mặt trời rồi thì phải có trách nhiệm với nó. Còn nếu không thì hãy bỏ cái thai đó đi khi mà chưa thành hình hài con người, nếu không mình sẽ là người có tội, sẽ day dứt cả đời. Nhiều người mong muốn được làm mẹ thì lại không được, còn những người lại nhẫn tâm bỏ đi từ khi vừa lọt lòng”.

    Sự đau lòng đó không phải ở mỗi chị Lan. Một nhà xã hội cũng chia sẻ những băn khoăn: “Tương lai của chúng sẽ đi đâu về đâu, mong các bậc cha mẹ, các tổ chức hãy chung tay quan tâm đến việc giáo dục về đạo đức, kỹ năng sống cho các thế hệ trẻ sắp bước vào đời”.

    Liên quan đến vấn đề này, Luật pháp đã có rất nhiều điều quy định để đảm bảo quyền lợi cho những đứa trẻ bỏ rơi.

    Theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 15 Luật Nuôi con nuôi: Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi thì UBND cấp xã, phường, nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi có trách nhiệm tìm người hoặc tổ chức tạm thời nhận nuôi dưỡng trẻ em, nếu có người nhận trẻ em làm con nuôi thì UBND cấp xã, phường, nơi phát hiện trẻ em bị bỏ rơi xem xét, giải quyết theo quy định pháp luật.

    Theo Công ước quốc tế về quyền trẻ em đã được Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc thông qua ngày 20/11/1989, mọi trẻ em sinh ra đều có quyền được sống, được chăm sóc, nuôi dưỡng trước cũng như sau khi ra đời: “Các bậc cha mẹ là những người chịu trách nhiệm chính trong việc nuôi nấng và giáo dục con cái của mình, cung cấp cho các em cơm ăn, áo mặc…”.

    Điều 4, 6 và 7 Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em quy định: “Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung... đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật”, “Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật”.

    Còn theo Luật Hôn nhân và Gia đình, cha mẹ có nghĩa vụ “thương yêu, trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của con...”. Luật cũng quy định cha mẹ không được “ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con”.

    Chính vì vậy, việc bỏ rơi con nhỏ đã vi phạm tất cả những điều luật trên.

    TƯỜNG VY

    Xem thêm video:

    [mecloud]yXBb5G7UAP[/mecloud]

     

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dau-long-nhung-tre-so-sinh-duoc-sinh-ra-bi-me-lang-lang-bien-mat-a168140.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan