Bệnh sởi là gì?
Bệnh sởi là một bệnh lý về đường hô hấp do virus Morbillivirus (MeV) –thuộc họ Paramyxoviridae gây ra, có tính lây truyền trong cộng đồng, đặc biệt là ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư…
Bệnh sởi lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp, thông qua dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… Do đó bệnh rất dễ tạo thành dịch.
Trẻ bị lây nhiễm virus nếu tiếp xúc trực tiếp với dịch từ mũi hoặc họng củangười bệnh. Trẻ còn có thể bị lây nhiễm virus sởi thông qua tiếp xúc với giọt bắn khi người bệnh hắt hơi hoặc ho. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, virus này sinh sống trong dịch nhầy ở mũi và họng khiến trẻ bị phát ban đỏ, lấm tấm.
Bệnh sởi thường bùng phát vào mùa đông và mùa xuân, khi khí hậu mát mẻ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bệnh có thể xuất hiện quanh năm.
Triệu chứng đặc trưng của bệnh sởi
Khi xâm nhập vào cơ thể, virus sởi gây ra các biểu hiện đặc trưng theo từng giai đoạn, với thời gian ủ bệnh khoảng 7-14 ngày mà không có triệu chứng. Sau đó, người bệnh trải qua những dấu hiệu như sau:
- Sốt nhẹ và vừa, tiếp đến là sốt cao trên 39-40 độ C, cơn sốt không thuyên giảm bằng các cách hạ sốt thông thường, chỉ giảm khi trẻ bắt đầu phát ban;
- Viêm xuất tiết mũi, họng, mắt: Chảy nước mắt nước mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mi mắt;
- Trong miệng có đốm Koplik (nội ban), gây rối loạn tiêu hóa, đi lỏng, ở phổi gây viêm phế quản, ho.
- Sưng hạch bạch huyết.
Ở giai đoạn toàn phát (mọc ban), trẻ phát ban khắp cơ thể, theo thứ tự: đầu tiên là vùng đầu, mặt, cổ; sau đó lan xuống ngực, lưng, cánh tay; cuối cùng là vùng bụng, lưng, mông, đùi… Ban xuất hiện khoảng 6 ngày rồi lặn cũng theo thứ tự trên. Khi ban bắt đầu mọc ở toàn thân, trẻ sẽ sốt cao hơn, mệt hơn.
Giai đoạn lui bệnh (giai đoạn ban bay) thường bắt đầu vào ngày thứ 6 kể từ ngày mọc ban. Các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em toàn thân sẽ giảm dần và hết khi ban lan đến chân và dần lặn.
Vì sao bệnh sởi ở trẻ có diễn biến nhanh và nặng?
Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém nên khi bị lây nhiễm virus sởi, khả năng đáp ứng miễn dịch của trẻ sụt giảm nhanh chóng khiến bệnh diễn biến nhanh và ngày càng tồi tệ hơn.
Bên cạnh đó, khi gặp điều kiện khí hậu thuận lợi, virus sinh sôi và phát triển nhanh chóng cũng là nguyên nhân khiến bệnh dễ lây lan, nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh. Đặc biệt là ở những khu vực đông đúc như nhà trẻ, trường học,… nơi tập trung nhiều trẻ nếu chưa có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả thì rất dễ lây nhiễm chéo.
Những hệ lụy nguy hiểm từ bệnh sởi không thể xem thường
Sởi là bệnh truyền nhiễm với tốc độ lây lan nhanh kèm theo nguy cơ gặp những biến chứng nguy hiểm. Các biến chứng này có thể bao gồm:
- Biến chứng về đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi…
- Ảnh hưởng đến hệ thần kinh: Viêm não, viêm màng não, viêm tủy cấp, viêm màng não kiểu thanh dịch là những biến chứng thần kinh nguy hiểm gây tử vong và để lại di chứng cao.
- Biến chứng đường tiêu hóa như: Viêm niêm mạc miệng, viêm ruột. Các biến chứng này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, khiến trẻ xuất hiện các triệu chứng điển hình như tiêu chảy, buồn nôn và nôn.
- Biến chứng tai mũi họng như: Viêm mũi họng bội nhiễm, viêm tai, viêm tai xương chũm...
- Biến chứng do suy giảm miễn dịch: Trẻ bị bệnh sởi rất dễ mắc chéo thêm các bệnh khác như lao, bạch hầu, ho gà… rất nguy hiểm.
Khi gặp bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, bạn nên cho trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Cách chữa bệnh sởi
Hiện nay, những biện pháp điều trị bệnh sởi chủ yếu xoay quanh việc giảm nhẹ triệu chứng và chăm sóc bổ sung. Cụ thể người bệnh cần:
- Hạ sốt: Những trường hợp sốt cao (trên 38,5 độ C), người bệnh nên được dùng thuốc paracetamol theo chỉ định của bác sĩ. Ngoài ra, có thể dùng các biện pháp vật lý song song như chườm mát, lau người bằng nước ấm, xông hơi,...
- Không cho trẻ tiếp xúc với các trẻ bị sởi hoặc nghi ngờ bị sởi để tránh lây bệnh.
- Thường xuyên vệ sinh cơ thể cho trẻ bằng cách: Rửa tay bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn; súc miệng, họng bằng nước muối sinh lý. Bên cạnh đó, giữ cho môi trường sống thoáng mát và sạch sẽ cũng cần được cha mẹ lưu tâm.
- Cho trẻ bú thành nhiều lần để không làm trẻ bị mất nước.
- Bổ sung nước: Người mắc bệnh sởi thường sốt cao dẫn đến mất nước, cho nên cần phải bổ sung đủ nước bằng đường uống hàng ngày.
Bộ đôi Subạc - Giải pháp giúp tăng sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh sởi ở trẻ
Để giúp hỗ trợ cải thiện bệnh sởi và hạn chế biến chứng, hiện nay nhiều người đang tin tưởng lựa chọn cho bé sử dụng bộ sản phẩm “trong uống - ngoài bôi” gel và cốm Subạc.
Gel Subạc có thành phần chính là nano bạc kết hợp với dịch chiết neem, kẽm salicylate và chitosan giúp nâng cao hiệu quả kháng khuẩn, ngừa bội nhiễm, giảm đau tại các nốt ban của bệnh sởi. Đồng thời, Subạc còn thúc đẩy tái tạo tế bào da mới, giảm thâm sẹo hiệu quả.
Đặc biệt, theo khảo sát của Tạp chí Kinh tế Việt Nam, có tới 96% người dùng hài lòng và rất hài lòng về tác dụng của gel Subạc: Giúp làm sạch, sát khuẩn da, niêm mạc miệng; Giúp làm dịu da, giảm ngứa; Hạn chế vết thâm, tái tạo da, ngăn ngừa sẹo.
Cốm Subạc có thành phần từ thảo dược thiên nhiên như cao lá neem, cao lá xoài, cao bạch chỉ, cao tạo giác thích giúp tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh do virus, vi khuẩn gây ra. Kết hợp với L-lysine, một acid amin rất quan trọng tham gia quá trình tổng hợp protein điều hòa và nâng cao hệ miễn dịch.
Sự kết hợp của bộ đôi “trong uống - ngoài bôi” cốm & gel Subạc giúp cải thiện bệnh sởi nhanh chóng theo cơ chế nâng cao hệ miễn dịch từ bên trong và khắc phục triệu chứng từ bên ngoài. Bộ sản phẩm Subạc có thành phần từ thiên nhiên nên an toàn, không gây tác dụng phụ.
Sởi là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ và có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Để đạt hiệu quả tốt trong quá trình cải thiện bệnh, bạn nên cho bé sử dụng bộ đôi gel & cốm Subạc - Hết sởi, thủy đậu, zona, sạch tay chân miệng, làn da mịn màng mỗi ngày nhé!
*Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
*Sản phẩm có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc.