+Aa-
    Zalo

    Đau bụng kinh do lạc nội mạc tử cung

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Tình trạng đau bụng kinh vào “ngày đèn đỏ” đã gây không ít phiền toái cho người phụ nữ

    Tình trạng đau bụng kinh vào “ngày đèn đỏ” đã gây không ít phiền toái cho người phụ nữ. Tuy nhiên, chị em cần phân biệt được đau bụng kinh nguyên phát và thứ phát để chủ động loại trừ một số bệnh nguy hiểm, trong đó có lạc nội mạc tử cung.

    Ảnh minh họa

    Đau bụng kinh (hay còn gọi là thống kinh) là hiện tượng đau vùng bụng dưới lúc sắp thấy kinh, trong khi hành kinh hoặc sau khi đã sạch kinh vài ngày. Cơn đau có thể lan lên xương ức hoặc xuống đùi, có khi đau khắp bụng, kèm theo các triệu chứng như: đau thắt lưng, đau đầu, căng vú, buồn nôn,...

    Đau bụng kinh được chia làm 2 loại là nguyên phát và thứ phát. Đau bụng kinh nguyên phát thường xảy ra ở vòng kinh đầu tiên có phóng noãn (tuổi dậy thì). Với đau bụng kinh thứ phát, các triệu chứng cũng tương tự như đau bụng kinh nguyên phát, nhưng cơn đau thường xuất hiện trước kỳ kinh, kéo dài hơn và vào nhiều thời điểm khác nhau trong tháng, mức độ đau thường nặng. Nguyên nhân gây tình trạng này có thể do viêm dính tử cung, u xơ tử cung, u nang buồng trứng… và nhất là do lạc nội mạc tử cung. Điều đáng lo ngại là lạc nội mạc tử cung có thể gây vô sinh với tỷ lệ 30-50\% do làm tổn thương ống dẫn trứng và buồng trứng.

    Có một số phương pháp điều trị lạc nội mạc tử cung thường được áp dụng như: sử dụng thuốc giảm đau, thuốc tránh thai, hormone gây vô kinh như danazol, progestin,… để giảm triệu chứng và làm thoái triển các đám nội mạc. Bên cạnh đó là sử dụng phương pháp phẫu thuật bóc tách các khối lạc nội mạc tử cung; cắt một phần hoặc toàn phần tử cung tùy vào mức độ bệnh, độ tuổi và nhu cầu sinh con của bệnh nhân. Tuy nhiên, tất cả các phương pháp trên hầu như không thể điều trị lâu dài và triệt để lạc nội mạc tử cung do có nhiều tác dụng phụ, gây hiện tượng vô kinh, tỷ lệ tái phát sau phẫu thuật khá cao.

    Ảnh minh họa
    Hiện nay, xu hướng đang được nhiều bác sĩ và bệnh nhân tin tưởng lựa chọn là sử dụng các sản phẩm nguồn gốc thiên nhiên, hiệu quả lâu dài, không gây tác dụng phụ, đặc biệt là những sản phẩm được khẳng định qua nhiều nghiên cứu khoa học, điển hình như cao thuốc Phụ Lạc Cao. Sản phẩm có thành phần chính là nga truật - vị thuốc thường được dùng để chữa đau bụng kinh, bế kinh, kết hợp với các thảo dược quý khác như: đan sâm, sài hồ, xích thược, đương quy,… nên Phụ Lạc Cao có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh, phòng ngừa, hỗ trợ điều trị, giảm tái phát cho bệnh nhân lạc nội mạc tử cung.

    Nghiên cứu “Hiệu quả của Phụ Lạc Cao trong điều trị lạc nội mạc tử cung” đã được TS.BS Huỳnh Thị Thu Thủy – Phó Giám đốc bệnh viện Từ Dũ thực hiện trên 94 bệnh nhân. Sau 3 tháng tiến hành nghiên cứu, kết quả rất khả quan ở cả 3 góc độ: Thứ nhất là về triệu chứng đau bụng kinh: Tỷ lệ khỏi hẳn ở nhóm bệnh nhân không thể làm việc vì đau bụng kinh là 20\%, có đến 60\% không cần dùng thuốc giảm đau khi hành kinh. Thứ 2 là về khối u lạc nội mạc tử cung: tỷ lệ u xơ giảm gần 50\%, tỷ lệ không phải sử dụng thuốc giảm đau là 92,5\%. Thứ 3 là về độ an toàn của thuốc: Nhóm nghiên cứu đánh giá, thuốc Phụ Lạc Cao rất an toàn, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài…

    Bên cạnh dùng Phụ Lạc Cao, bệnh nhân cần giữ tinh thần thoải mái, tránh lo lắng, căng thẳng, nên có chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Khi bị đau bụng kinh dữ dội không rõ nguyên nhân, chị em nên đi khám sớm để loại trừ các bệnh phụ khoa, trong đó có lạc nội mạc tử cung.

    Uy tín của Phụ Lạc Cao đã được khẳng định:

    1. Nghiên cứu về tác dụng của Phụ Lạc Cao đối với bệnh lạc nội mạc tử cung tại bệnh viện Phụ sản TƯ hoàn thành năm 2010 do PGS.TS Nguyễn Quốc Tuấn thực hiện đã cho thấy: 93,3\% bệnh nhân giảm đau bụng kinh, không có trường hợp nào tái phát sau phẫu thuật.

    2. Nghiên cứu đánh giá tác dụng của Phụ Lạc Cao trong điều trị chứng đau bụng kinh tại Đại học Y Hà Nội do Thạc sĩ Nguyễn Thị Quỳnh Trang thực hiện trên 60 sinh viên nữ bị đau bụng kinh, máu kinh vón cục,... được dùng thuốc Phụ Lạc Cao điều trị trong 3 kỳ kinh liên tiếp. Kết quả cho thấy: 90\% trường hợp giảm đau bụng kinh; 100\% đối tượng sau điều trị có kinh nguyệt hết vón cục. Phụ Lạc Cao không ảnh hưởng tới chức năng gan, thận và cơ quan tạo máu.

    3. Nghiên cứu về tác dụng của Phụ Lạc Cao đối với bệnh lạc nội mạc tử cung tại bệnh viện Từ Dũ- TP.HCM do TS.BS Huỳnh Thị Thu Thủy thực hiện đã hoàn thành tháng 4 năm 2014 và thu được kết quả khả quan: Sau 3 tháng dùng Phụ Lạc Cao, 60\% bệnh nhân không cần dùng thuốc giảm đau khi hành kinh, tỷ lệ u xơ giảm gần 50\%. Đặc biệt, thuốc Phụ Lạc Cao rất an toàn, không gây tác dụng phụ khi dùng lâu dài…

     Truy cập trang web: http://daubungkinh.vnđể biết thêm thông tin.

    Mai Anh

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dau-bung-kinh-do-lac-noi-mac-tu-cung-a49956.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Ám ảnh bệnh

    Ám ảnh bệnh "mở khóa đầu" vùng Lục Ngạn

    (ĐSPL) - Đang tuyệt vọng, đau đớn ôm đứa con đỏ hỏn trên tay bắt đầu lả đi thì một người phụ nữ tại bệnh viện đã vạch đầu ra xem và nói “mở khóa đầu rồi, nhanh, mang về bà Ba đốt ngải ở Lục Ngạn”.

    Khó mang thai do lạc nội mạc tử cung

    Khó mang thai do lạc nội mạc tử cung

    Lạc nội mạc tử cung là một trong những nguyên nhân gây khó mang thai ở phụ nữ và hàng triệu chị em trên thế giới đang phải gánh chịu hậu quả từ căn bệnh này.