(ĐSPL) - Đáp án đề thi đại học môn Văn khối C năm 2014, tham khảo gợi ý đáp án đề thi đại học môn Văn khối C năm 2014 cập nhật nhanh nhất tại ĐSPL.
Đáp án đề thi đại học môn Văn khối C năm 2014 hiện đang được ĐSPL cập nhật sớm nhất tới độc giả. Dưới đây là gợi ý giải đáp án đề thi đại học môn Văn khối C năm 2014 được giải bởi giáo viên chuyên Văn đang giảng dạy tại các trung tâm nổi tiếng tại Hà Nội.
Đáp án đề thi Đại Học năm 2014 các môn thi trắc nghiệm khối B và D: Tra cứu đáp án nhanh nhất môn Hóa khối B hãy soạn tin DA HOAB Mãđề gửi 6688 vd: bạn thi môn Hóa vs mã đề 123 hãy soạn tin DA HOAB 123 gửi 6688 Tra cứu đáp án nhanh nhất môn Sinh khối B hãy soạn tin DA SINHB Mãđề gửi 6688 vd: bạn thi môn Sinh vs mã đề 123 hãy soạn tin DA SINHB 123 gửi 6688 Tra cứu đáp án nhanh nhất môn Tiếng Anh khối D hãy soạn tin DA ANHD Mãđề gửi 6688 vd: bạn thi môn Tiếng Anh khối D vs mã đề 123 hãy soạn tin DA ANHD 123 gửi 6688 |
Đáp án đề thi đại học môn Văn khối C năm 2014 (Đang cập nhật)
Câu I:
1) Xác định phương thức biểu đạt của đoạn văn bản: Trong đoạn thơ, tác giả đã dùng phương thức tự sự kết hợp với biểu cảm.
2) Các từ “lảo đảo”, “thập thững” đã diễn tả chân thực và sinh động hình ảnh cô đồng trong trạng thái nửa tỉnh, nửa say; hình ảnh bà ngoại bước thấp, bước cao trong trí nhớ của tác giả.
3) - Sự vô tâm của đứa cháu được thể hiện rõ qua câu thơ “Tôi đâu biết bà tôi cơ cực thế”.
Nỗi vất vả của bà ngoại được thể hiện qua biện pháp liệt kê các công việc của bà “mò cua, xúc tép, đi gánh chè xanh”; qua việc liệt kê các địa danh “Ba Trại, Quán Cháo, Đồng Dao” và qua hình ảnh người bà “thập thững” trong những đêm đông lạnh.
- Người cháu trong đoạn thơ đã thể hiện tình yêu thương sâu sắc đối với bà qua những hồi ức về tuổi nhỏ: Theo bà đi chợ, ăn trộm nhãn chùa Trần, lên chơi đền Cây Thị và những nỗi cơ cực gắn liền với cuộc đời bà.
Câu II: Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau. Sau đây chỉ là một gợi ý:
2.1 Giới thiệu vấn đề:
Dân gian có câu: “Chân lí thuộc về kẻ mạnh.”. Điều đó cho chúng ta thấy rằng, thông thường kẻ mạnh thường là kẻ thống trị thế giới và thống trị người khác. Nhưng sự thống trị không phải là điều cao đẹp, đáng ca ngợi và trân trọng. Phẩm chất cao đẹp của con người là lợi ích mà họ mang đến cho đồng loại. Chính vì vậy trong tác phẩm Đời thừa, nhà văn Nam Cao đã khẳng định: “Kẻ mạnh không phải là kẻ giẫm lên vai kẻ khác để thỏa mãn lòng ích kỷ. Kẻ mạnh chính là kẻ giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình.”
2.2 Giải thích:
Có hai cách hiểu về kẻ mạnh: kẻ mạnh về thể lực và kẻ mạnh về tinh thần.
Giải thích câu khẳng định của đề bài: Thế nào là sức mạnh chân chính và sức mạnh của sự ích kỉ và xấu xa. Hình ảnh giẫm lên vai người khác và giúp đỡ kẻ khác trên đôi vai mình là hai hình ảnh nghệ thuật tương phản.
2.3 Bàn luận:
- Sức mạnh có thể dùng để giải quyết thành công nhiều công việc trong nhiều lĩnh vực khác nhau (dẫn chứng). Dùng sức mạnh để đàn áp kẻ khác là một tội lỗi. Dùng sức mạnh để giẫm lên vai người khác và thỏa mãn sự ích kỷ của mình là điều xấu xa. Sức mạnh chân chính là sức mạnh mang đến lợi ích cho người khác, mang đến niềm vui và hạnh phúc cho đồng loại.
- Có thể cho ví dụ vài hành động về sức mạnh không chân chính và sức mạnh chân chính. Ví dụ như cha mẹ gánh trên vai những gánh nặng của công việc để nuôi dưỡng con cái và đưa con cái đến bến bờ bình yên; những người gánh lấy những công việc nặng nề và nhường những công việc nhẹ nhàng cho đồng nghiệp; những chiến sĩ hải quân và những người lính biên phòng không quản ngại khó khăn để bảo vệ tổ quốc… là những hành động về sức mạnh chân chính. Những người dùng sức mạnh để bắt ép người khác làm theo ý muốn cá nhân ích kỉ của mình; Trung Quốc dùng sức mạnh của nước lớn để đàn áp nhân dân Việt Nam… là sự thể hiện xấu xa của sức mạnh.
- Giúp đỡ người khác bằng khả năng mạnh mẽ, ý chí kiên cường của mình là một phương châm cao thượng mà con người cần phải noi theo. Khi con người mang trong tim một tình yêu chân thành, một lí tưởng cao đẹp thì con người sẽ có một sức mạnh chân chính. Sức mạnh đó sẽ trở nên vĩ đại hơn nhiều khi được hòa chung trong một cộng đồng của một quốc gia hay của một dân tộc. Lịch sử nhân loại đã chứng minh chính sức mạnh vĩ đại của mỗi dân tộc đã mang đến độc lập, tự do và hạnh phúc cho mỗi con người trong mỗi đất nước cụ thể.
2.4 Kết luận:
Lứa tuổi học sinh phải biết tu thân, rèn luyện, học tập để trở thành người mạnh mẽ và có ích cho đất nước. Tình yêu thương, sự hi sinh, tính vị tha, lòng yêu nước… là những nhân tố và nền tảng tạo nên một sức mạnh chân chính cho mỗi con người. Sức mạnh chân chính của mỗi con người là nền tảng để quốc gia tồn tại và dân giàu, nước mạnh.
Câu III:
I. Mở bài :
- Giới thiệu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vẻ đẹp hình tượng sông Hương.
- Giới thiệu nhận định.
II. Nội dung :
1) Khái niệm về thể loại bút ký.
- Đây thật sự là một thiên tùy bút. Tùy bút là thể loại văn học hòa quyện yếu tố tự sự với trữ tình, nghĩa là tác giả vừa miêu tả, trần thuật sự việc hình tượng một cách khách quan, vừa xuất hiện trực tiếp cái tôi trữ tình của tác giả.
2) Giới thiệu nội dung :
- Là đoạn văn xuôi súc tích và đầy chất thơ về sông Hương. Vẻ đẹp của đoạn văn là cảm xúc sâu lắng được tổng hợp từ vốn hiểu biết phong phú về lịch sử, văn hóa, địa lí và văn chương cùng với tình yêu đắm say của tác giả dành cho quê hương xứ sở qua hình tượng sông Hương.
3) Phân tích :
a) Vẻ đẹp tự nhiên hoang sơ tình tứ của sông Hương :
- Vẻ đẹp của sông Hương được tác giả so sánh nhân hóa mang tính cách, phẩm chất của con người.
+ Thượng nguồn của sông Hương được ví như cô gái Digan mang vẻ đẹp “phóng khoáng, man dại” và “dịu dàng say đắm”; dòng sông còn được so sánh như “người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở”, mang vẻ đẹp “dịu dàng, trí tuệ”.
+ Theo thủy trình của dòng sông, tác giả còn so sánh như “người tài nữ” đánh đàn lúc đêm khuya và như “nàng Kiều”, mà thành phố Huế là Kim Trọng.
+ Nét trữ tình còn biểu hiện qua hình ảnh dòng sông đi suốt thế kỷ về đánh thức “người gái đẹp ngủ mơ màng” giữa cánh đồng Châu Hóa đầy hoa dại. Sông Hương thật tình tứ “lẵng lơ kín đáo của tình yêu”.
- Vẻ hoang sơ của sông Hương còn gợi ra từ nét “phong kín trong lòng những rừng thông u tịch và niềm kiêu hãnh âm u...”…(thí sinh có thể chon lọc thêm dẫn chứng).
- Tác giả thể hiện bút pháp tài hoa, khả năng quan sát tinh tế gợi nhiều cảm xúc thẩm mĩ từ những hình ảnh so sánh giàu chất trữ tình.
b) Sông Hương mang vẻ đẹp trầm tích của văn hóa lịch sử Việt Nam :
- Dòng sông không chỉ bồi đắp phù sa cho đôi bờ xanh cành trĩu quả, mà còn bồi đắp cho tâm hồn con người thành vẻ đẹp văn hóa.
+ Sắc màu của Hương giang “sớm xanh, trưa vàng, chiều tím” gợi nét văn hóa của con người, bởi cái màu xanh của hy vọng, màu vàng của nhẫn nại, màu tím của thương nhớ, thủy chung của con người nơi đây.
+ Tính cách con người “Châu Hóa mãi mãi chung tình với quê hương xứ sở”, như dòng sông thuộc về một “thành phố duy nhất”.
- Trong tổng thể vẻ đẹp mang tính cách và phẩm chất của con người, tác giả còn so sánh dòng sông vừa cao cả biết “hiến dâng” đời mình cho những chiến công và “người con gái dịu dàng của đất nước”, mang dấu ấn lịch sử sâu sắc.
+ Dòng sông “đã sống những thế kỉ vinh quang với nhiệm vụ lịch sử của nó”.
+ Dòng sông cùng thăng trầm với lịch sử với đất nước. (Thí sinh tìm thêm dẫn chứng).
4) Nhận định chung :
- Với vốn hiểu biết sâu sắc, phong phú và ngôn ngữ tài hoa, các phép ẩn dụ độc đáo, gợi cảm, nhà văn đã miêu tả sống động vẻ đẹp của sông Hương. Đồng thời đã bộc lộ tình yêu nồng nàn tha thiết dành cho quê hương xứ sở.
III. Kết luận :
- Ngợi ca tác giả, ngợi ca tác phẩm.
- Khẳng định, nhận định là đúng đắn.
|