+Aa-
    Zalo

    Đánh thuốc mê đưa con vào viện tâm thần vì nghiện facebook

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Gần đây đã liên tiếp xuất hiện nhiều vụ học sinh nghiện facebook quá nặng phải cưỡng chế nhập viện tâm thần, thậm chí có trường hợp phát điên vì bị cấm dùng facebook.

    Gần đây đã liên tiếp xuất hiện nhiều vụ học sinh nghiện facebook quá nặng phải cưỡng chế nhập viện tâm thần, thậm chí có trường hợp phát điên vì bị cấm dùng facebook.

    Các BV tâm thần trên cả nước đang tiếp nhận ngày càng nhiều những trường hợp nghiện mạng xã hội nặng đến mức bị trầm cảm, co giật và ngất xỉu khi... không có internet.

    Những vụ tâm thần do facebook

    Gần đây nhất ngày 30/12, nữ sinh (SN 2000) nhập viện do sức học sa sút nghiêm trọng, thậm chí còn thu mình, khép kín. Nữ sinh này thường xuyên trốn học, ở nhà cầm điện thoại suốt ngày đêm.

    Thấy con có biểu hiện lạ, gia đình cắt mạng internet. Lúc này, nữ sinh lại có những biểu hiện bất thường mà chính bố và mẹ cũng không ngờ tới như đập phá, bỏ ăn, bỏ uống…

    Ngay sau đó, gia đình phải đưa con nhập Bệnh viện Tâm thần Trung ương bằng cách đánh thuốc mê.

    Còn trường hợp nam bệnh nhân TQT, mới 11 tuổi, ngụ Hà Nội, được cha mẹ mua cho điện thoại từ sớm và tham gia facebook khá sành sỏi. Mẹ T. kể lại, mọi dịp hè gia đình đều cho T. về Nghệ An chơi với ông bà hai tháng, thế nhưng năm nay dù khuyên bảo nhiều đến thế nào T. vẫn không chịu về quê mà nhất quyết ở lại TP vì sợ về quê thì không có internet chơi điện thoại. Gia đình cứ ngỡ cháu thích công nghệ nên đành cho cháu học các lớp văn hóa hè ở TP thay vì về quê. Nào ngờ cháu trốn học liên tục, giả ốm để về nhà nằm ôm điện thoại.

    “Thời gian sau hè tính tình con trai tôi kỳ lạ hẳn, cháu hay nổi cáu, còn thường xuyên đánh bạn ở lớp. Vợ chồng tôi có tham khảo ý kiến các bác sĩ, sau đó ngắt internet, cấm điện thoại cháu thì đúng hai ngày sau cháu co giật, ngất xỉu. Chúng tôi phải vội vàng đưa cháu vào BV Bạch Mai điều trị” - bà Lệ Chi, mẹ T. kể.

    Co giật, ngất xỉu vì bị cấm sử dụng facebook.

    Cách đó không lâu, TS.BS. Nguyễn Doãn Phương, Viện trưởng Viện Sức khỏe tâm thần cũng cho biết, bệnh viện tiếp nhận một bệnh nhân 16 tuổi, ở Hà Nội do dành quá nhiều thời gian cho facebook.

    Gia đình phát hiện cô gái sử dụng facebook suốt ngày, suốt đêm nên có hành động cấm đoán. Sau khi cấm, bé gái này lên cơn co giật. Ngay lập tức, gia đình đưa bé đến Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai khám.

    Tại đây, các bác sĩ khám lâm sàng và giải phẫu. Kết quả cho thấy, cơn co giật phù hợp với kết quả giải phẫu. Bệnh nhân xuất hiện hoang tưởng ảo giác, luôn nghe ở đâu đó có câu “mày phải chơi facebook đi, lúc thì thấy tiếng nói của đàn ông, lúc thì thấy tiếng nói của đàn bà”.

    Sau khi kết luận ra vì đâu cháu bé lên cơn co giật, các bác sĩ đã tư vấn cho gia đình về cách quản lý sử dụng facebook. Khi bác sĩ khám và tư vấn thì bệnh nhân dần nhận ra và cai được facebook.

    Trước đó, Viện Sức khỏe tâm thần BV Bạch Mai cũng đang điều trị cho trường hợp bệnh nhân 14 tuổi do có tình trạng co giật, thường có hoang tưởng ảo giác khi bị cha mẹ cấm sử dụng facebook.

    Không điều trị, hậu quả khó lường

    Ngoài những trường hợp người trưởng thành, các bác sĩ thời gian gần đây khá đau đầu khi tình trạng trẻ nghiện facebook dẫn đến gia đình phải cho nhập viện tâm thần tăng nhanh.

    Theo khảo sát của Bộ GD&ĐT, có đến hơn 97% trong số 424 học sinh 15-18 tuổi đang sử dụng facebook.

    TS.BS Tô Thanh Phương.

    Nói về những trường hợp nghiện facebook nặng phải nhập viện, BS Tô Thanh Phương, Phó Giám đốc BV Tâm thần Trung ương 1 chia sẻ hiện nay có rất nhiều người trẻ ngày đêm cắm cúi nhìn vào điện thoại, thậm chí họ bị ảo giác, phản ứng tiêu cực khi bị ngăn chặn sử dụng facebook. Và cũng ngày càng có nhiều bệnh nhân nhập viện vì facebook, cũng như nhiều bệnh nhân mắc chứng trầm cảm do nghiện mạng xã hội, nghiện điện thoại.

    Theo các chuyên gia, so với điều trị nghiện rượu hay ma túy, việc điều trị nghiện facebook không mất nhiều thời gian, tiền bạc, nguy cơ tái nghiện thấp. Tuy nhiên, điều trị nghiện mạng xã hội cần phải thay đổi, cách ly môi trường, không cho bệnh nhân tiếp cận với phương tiện chơi game, đồng thời sử dụng thuốc, thay đổi lịch sinh hoạt (ăn, ngủ).

    Những bệnh nhân khi điều trị cho biết, lúc nào cũng có cảm giác màn hình máy vi tính vô hình ở trước mặt mình, luôn mất tập trung và không quan tâm đến sự việc và mọi người ở xung quanh. Trong sáu tháng đầu, người bệnh ở giai đoạn cấp tính và điều trị cần ít nhất sáu tháng. Nếu để nghiện lâu trên sáu tháng thì bệnh sẽ chuyển sang mạn tính và thời gian điều trị có thể kéo dài 3-5 năm.

    Gia đình cần phải ý thức được vấn đề đẻ có hương pháp phòng chống hoặc chữa trị kịp thời cho con em mình.

    Theo BS Nguyễn Hoài Sa, BV Tâm thần Hà Nội, nghiện facebook sẽ gây tác động tiêu cực đến đời sống, công việc và học tập. Nhiều học sinh tiêu tốn quá nhiều thời gian vào thế giới ảo. Đắm mình trong thế giới ảo, các em trở nên tách biệt, cô đơn trong cuộc sống.

    Qua đây, BS Sa cũng khuyến cáo các bậc cha mẹ, khi thấy con cái có những biểu hiện bất thường về tâm lý thì nên đưa con đến cơ sở y tế chuyên khoa kiểm tra, không nên giấu giếm dễ làm tình trạng bệnh nặng nề thêm.

    Dấu hiệu nghiện facebook

    - Bỗng dưng trở nên bồn chồn hoặc gặp rắc rối nếu bị cấm sử dụng facebook

    - Sử dụng Facebook rất nhiều, đến nỗi nó đã có một tác động tiêu cực đến công việc/ học tập của bạn thì nên đến viện khám ngay bởi nghiện facebook gây ra nhiều rối loạn cho cơ thể.

    - Gặp khó khăn trong kiểm soát thời gian sử dụng facebook, xao nhãng tất cả những thú vui trước đây; ảnh hưởng đến các hoạt động trong công việc, học tập, trong việc duy trì mối quan hệ trong gia đình, bạn bè ngoài cuộc đời thật…

    - Chỉ quan tâm đến thế giới ảo, nghiện facebook gây rối loạn ăn uống, giấc ngủ… làm trầm trọng thêm các dấu hiệu về tâm thần.

    - Lầm lì, hay cáu gắt, không thích giao tiếp với mọi người, mắt hay nhìn xuống…

    Minh Minh(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/danh-thuoc-me-dua-con-vao-vien-tam-than-vi-nghien-facebook-a215754.html
    Sự kiện: Y tế sức khỏe
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan