+Aa-
    Zalo

    Đánh rơi mũ bảo hiểm gây tai nạn giao thông bị xử lý thế nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Về trách nhiệm hình sự, tình huống bất ngờ nên không truy cứu. Tuy nhiên, hai bên nên cùng nhau khắc phục hậu quả.

    (ĐSPL) - Về trách nhiệm hình sự, tình huống bất ngờ nên không truy cứu. Tuy nhiên, hai bên nên cùng nhau khắc phục hậu quả.

    Hỏi: Tôi đi xe máy đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng quy cách, khi di chuyển trên đường quốc lộ bỗng dưng mũ bảo hiểm bị tuột quai rơi xuống đường khiến một người phụ nữ chạy xe phía sau bị ngã, trầy xước chân tay và mặt.

    Vậy xin hỏi, trong trường hợp xảy ra tai nạn nghiêm trọng, hành động vô tình trên của tôi sẽ bị xử lý như thế nào và mức án hình phạt cao nhất là bao nhiêu?

    Đánh rơi mũ bảo hiểm gây tai nạn giao thông bị xử lý thế nào?

    Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến trang Tư Vấn của báo Đời Sống & Pháp Luật. Với thắc mắc của bạn, xin được đưa ra quan điểm tư vấn như sau:

    Tại Điều 11, 12 Chương III của Thông tư số 13/2009/TT-BGTVT của Bộ GTVT quy định về tốc độ và khoảng cách của xe cơ giới, xe máy chuyên dùng tham gia giao thông trên đường bộ. Quy định, khi điều khiển xe tham gia giao thông trên đường bộ, người lái xe phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe mình; ở nơi có biển báo “cự ly tối thiểu giữa hai xe” phải giữ khoảng cách giữa các phương tiện: Tốc độ lưu hành của xe đến 60km/h, thì khoảng cách an toàn tối thiểu là 30m; tốc độ 60 - 80km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu là 50m; tốc độ 80 đến 100km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu 70 mét; tốc độ trên 100 - 120km/h, khoảng cách an toàn tối thiểu 90m.

    Trường hợp trên, người tham gia giao thông điều khiển xe máy đã có ý thức về việc đội mũ bảo hiểm, tuy nhiên quá trình lưu thông trên đường bị tuột quai mũ, làm mũ bảo hiểm rơi xuống đường đây là tình huống bất khả kháng, không phải người tham gia giao thông đó đặt chướng ngại vật hay là gây cản trở giao thông.

    Về trách nhiệm hình sự, tình huống bất ngờ nên không truy cứu. Tuy nhiên, hai bên nên cùng nhau khắc phục hậu quả trên.

    Theo đó, trước khi tham gia giao thông trên đường phải đội mũ bảo hiểm đúng tiêu chuẩn và cài quai mũ đúng quy cách. Còn đối với người điều khiển xe máy trên đường cần phải giữ khoảng cách an toàn theo quy định.

    Như vậy, khi lưu thông trên đường mà không may gặp sự cố, cần bình tĩnh xử lý tình huống sao cho an toàn, tránh được những va chạm và tai nạn giao thông.

    Hy vọng rằng sự tư vấn sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì xin gửi về báo Đời sống & Pháp luật.

    Luật gia Đồng Xuân Thuận
    Nguồn: Người đưa tin
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/danh-roi-mu-bao-hiem-gay-tai-nan-giao-thong-bi-xu-ly-the-nao-a143379.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan