+Aa-
    Zalo

    Đang xác minh thông tin Trung Quốc xây hải đăng ở Hoàng Sa

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – "Về việc Trung Quốc khảo sát, đo đạc ở quần đảo Hoàng Sa nhằm xây dựng ngọn hải đăng, chúng tôi đang tích cực xác minh thông tin này", người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho hay.

    (ĐSPL) – "Về việc Trung Quốc khảo sát, đo đạc ở quần đảo Hoàng Sa nhằm xây dựng ngọn hải đăng, chúng tôi đang tích cực xác minh thông tin này", người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho hay.

    Chiều nay (7/8), Bộ Ngoại giao Việt Nam đã tổ chức họp báo thường kỳ tại Nhà khách Chính phủ dưới sự chủ trì của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Hải Bình.

    Bộ Ngoại giao tổ chức họp báo thường kỳ

    Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình.

    Báo Dân trí:Xin cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc Trung Quốc khảo sát, đo đạc để xây ngọn hải đăng ở Hoàng Sa? Tình hình người Việt Nam ở trong vùng chiến sự ở Ukraina hiện nay ra sao?

    Ông Lê Hải Bình: Mọi hoạt động của các bên đều phải tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là công ước luật biển năm 1982, tôn trọng chủ quyền của các quốc gia ven biển.

    Về việc Trung Quốc khảo sát, đo đạc ở quần đảo Hoàng Sa nhằm xây dựng ngọn hải đăng, chúng tôi đang tích cực xác minh thông tin này. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn luôn khẳng định, Việt Nam có chủ quyền ở 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, vì vậy, mọi hoạt động của Trung Quốc ở 2 quần đảo này đều vô giá trị.

    Về công dân Việt Nam tại Ukraina, ngay khi tình hình ở đây có những diễn biến phức tạp, Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo ĐSQ Việt Nam tại Ukraina đã liên hệ với cộng đồng người Việt Nam tại Ukraina, giữ liên lạc và có các biện pháp bảo vệ cho công dân người Việt tại đây.

    Cho đến nay, ĐSQ Việt Nam tại Ukraina vẫn đang tích cực duy trì mọi hoạt động nhằm bảo vệ công dân của mình, đặc biệt trong tình hình tại đông Ukraina đang diễn biến phức tạp.

    Thời báo kinh tế Sài Gòn: Tính đến nay, lao động Việt Nam ở vùng chiến sự ở Lybia đã sơ tán hết hay chưa? Vietnam Airlines cho biết sẽ điều 3 chuyến bay đưa 724 người VN ở Lybia về nước, Bộ Ngoại giao có xác minh thông tin này không?

    Tính đến hôm nay, con số lao động VN rời khỏi Lybia là 726 người. Hiện nay Bộ Ngoại giao, Bộ LĐ-TB-XH cùng các cơ quan chức năng đang triển khai mọi biện pháp để đảm bảo an toàn cho người lao động Việt Nam tại Lybia.

    Bộ Ngoại giao Việt Nam đã gửi công hàm cho ĐSQ Philippines và ĐSQ Thái Lan, đề nghị 2 nước này hỗ trợ đưa công dân VN ra khỏi vùng nguy hiểm.

    Các cơ quan đại diện của Việt Nam tại Thổ Nhỹ Kỳ, Ai Cập… đang cố gắng tạo điều kiện đưa công dân Việt Nam ra khỏi vùng chiến sự.

    Báo An ninh Thủ đô:Trung Quốc trì hoãn ký kết với ASEAN trong việc kí kết thỏa thuận COC, vậy Việt Nam có đề xuất gì hay không? Đầu tháng 8, có gần 9.000 tàu cá Trung Quốc trở lại Biển Đông sau hơn 2 tháng ban hành lệnh cấm do chính Trung Quốc đưa ra, Bộ Ngoại giao có bình luận gì về việc này?

    Tại diễn đàn An ninh Khu vực ASEAN (ARF) lần này, Việt Nam sẽ đẩy mạnh thực hiện các biện pháp ngoại giao phòng ngừa, VN cũng sẽ có những đóng góp thiết thực hơn.

    Việt Nam chia sẻ quan điểm chung của ASEAN, là sớm có bộ quy tắc ứng xử chung COC, các bên cần quyết tâm, nỗ lực hơn nữa trong việc tham vấn nhằm nhanh chóng tiến tới thành lập bộ ứng xử này.

    Về việc Trung Quốc đưa tàu cá trở lại Việt Nam, quan điểm nhất quán của Việt Nam là các bên phải tôn trọng luật pháp quốc tế, nhất là công ước luật biển 1982, tôn trọng quyền chủ quyền của các quốc gia trên biển.

    Báo Gia đình Xã hội: Đây là lần thứ 2 chúng ta đưa lao động Lybia về nước. Vậy chúng ta có nên cân nhắc việc đưa lao động sang 1 thị trường nhạy cảm như thế này hay không? Chúng ta có nên tiếc nuối thị trường này?

    Việc đưa người lao động VN làm việc tại nước ngoài dựa trên năng lực lao động, nhu cầu của thị trường và tình hình thực tiễn.

    Báo Pháp luật Việt Nam: Bộ Ngoại giao có nhận được thông tin giữa tháng 6 có hơn 110 lao động người Việt ở Yên Thủ, Hòa Bình bị Trung Quốc bắt giữ vì cho rằng là lao động trái phép?

    Chúng tôi sẽ nhanh chóng xác minh thông tin này, nếu đúng là sự thực thì chúng tôi sẽ yêu cầu Trung Quốc có các biện pháp phù hợp.

    Báo Đời sống và Pháp luật:Liên quan đến dịch bệnh Ebola ở Tây Phi, hiện Trung Quốc và Thái Lan đã cho rút lao động ở vùng dich bệnh về nước, vậy Việt Nam có tính đến việc này hay không?

    Ngay khi có thông tin về dịch bệnh Ebola đã lan rộng, Bộ Y tế đã có nhiều biện pháp, có những cuộc họp đề ra các biện pháp để tránh dịch bệnh này.

    Báo Đời sống và Pháp luật:Liên quan đến vụ máy bay MH17 bị bắn rơi, xin Bộ Ngoại giao cho biết việc đưa thi thể 3 mẹ con người Việt về nước đã tiến hành đến đâu rồi?

    Theo thông tin được biết, công tác xét nghiệm ADN các nạn nhân vụ MH17 vẫn đang được tích cực tiến hành ở Hà Lan.

    Ngay sau khi có thông tin, chúng tôi sẽ có biện pháp để đưa các thi hài về nước.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dang-xac-minh-thong-tin-trung-quoc-xay-hai-dang-o-hoang-sa-a44945.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan