+Aa-
    Zalo

    Đang xác minh tài sản của Phó tổng Thanh tra Chính phủ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL)- “Anh Khánh là cán bộ thuộc diện TƯ quản lý nên Ủy ban Kiểm tra TƯ đang vào cuộc nắm tình hình”, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh trả lời chất vấn về nguồn gốc tài sản của Phó tổng Thanh tra Ngô Văn Khánh.

    (ĐSPL)- “Anh Khánh là cán bộ thuộc diện TƯ quản lý nên Ủy ban Kiểm tra TƯ đang vào cuộc nắm tình hình”, Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh trả lời chất vấn về nguồn gốc tài sản của Phó tổng Thanh tra Ngô Văn Khánh.
    Sáng 12/6, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh đăng đàn trả lời chất vấn trước Quốc hội. Một trong những nội dung được các đại biểu quan tâm, đặt câu hỏi chất vấn là nguồn gốc tài sản của Phó tổng thanh tra Chính phủ Ngô Văn Khánh.
    Bày tỏ băn khoăn trước việc báo chí phản ánh Phó tổng Thanh tra Ngô Văn Khánh có nhiều tài sản, cổ phiếu trong doanh nghiệp mà cơ quan này từng thanh tra, đại biểu Nguyễn Kim Thúy nêu câu hỏi: “Điều đó có đúng không, nếu có thì xử lý thế nào?”.
    Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh cho biết, khi nhận được thông tin từ báo chí, với trách nhiệm của mình, Thanh tra Chính phủ đã chủ động yêu cầu Phó tổng Thanh tra Ngô Văn Khánh báo cáo nguồn gốc và kê khai tài sản từ năm 2007 đến nay và đối chiếu việc kê khai này thì đều đúng qua các năm.
    Đang xác minh tài sản của Phó tổng Thanh tra Chính phủ
    Tổng thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh trả lời chất vấn sáng 12/6.
    Đồng thời, Thanh tra Chính phủ đã yêu cầu ông Khánh làm báo cáo giải trình việc kê khai tài sản. Bản giải trình sau đó đã được trình trước Ban cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ cũng như gửi tới các cơ quan chức năng. “Anh Ngô Văn Khánh là cán bộ thuộc Trung ương quản lý nên Ủy ban Kiểm tra Trung ương đang vào cuộc nắm tình hình, từ đó có xem độ chính xác và sẽ kết luận sau”, ông Tranh cho biết thêm.
    Vụ 3.400 tỷ đồng ở Đà Nẵng làm "nóng" nghị trường
    Là người đầu tiên chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ (TTCP) Huỳnh Phong Tranh, ĐB Nguyễn Văn Rinh (Hải Dương) nêu câu hỏi: Tham nhũng vẫn diễn ra ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực, các giải pháp như kê khai tài sản hiện nay đã có tác dụng thiết thực vào công tác phòng chống tham nhũng (PCTN) chưa? Ông có kiến nghị, giải pháp gì để chỉ đạo toàn diện cho việc PCTN đạt hiệu quả cao?
    Vấn đề thứ 2, liên quan đến kết luận của TTCP về sai phạm trong quản lý đất đai ở Đà Nẵng với 3.400 tỷ đồng nhưng UBND TP Đà Nẵng lại phủ nhận điều này, làm dư luận và cử tri hết sức phân tâm. Vậy kết luận này đến nay có gì thay đổi không?
    Đó cũng là mối quan tâm của ĐB Nguyễn Văn Hiến (Bà Rịa-Vũng Tàu) và ĐB Nguyễn Anh Sơn (Nam Định).
    Về việc này, Tổng TTCP Huỳnh Phong Tranh cho biết việc kê khai tài sản thu nhập thực hiện từ năm 2008, đến nay, hàng năm đều thực hiện kê khai lần đầu và kê bổ sung cho đối tượng có phát sinh và có biến động về tài sản. Từ năm 2013 đến nay, sau Luật PCTN sửa đổi, việc kê khai tài sản có tiến bộ hơn.
    Trong năm 2012, kết quả đã có trên 642.000 đối tượng được kê khai, công khai trên 59\%. Đến nay có hơn 200.000 bản kê khai cấp ủy quản lý. Về tài sản thu nhập, có 3.000 người có dấu hiệu kê không trung thực, rõ ràng, 88 cán bộ bị xử lý bằng các hình thức.
    Về việc thanh tra trách nhiệm của UBND TP Đà Nẵng trong quản lý đất đai, ông Tranh cho hay, việc thanh tra được thực hiện liên ngành, Văn phòng Chính phủ đồng ý kết luận và đã công bố kết luận thanh tra.
    “Tuy nhiên, TP Đà Nẵng chưa đồng tình kết luận thanh tra, Chính phủ đã chỉ đạo kiểm tra lại và khẳng định kết luận có cơ sở. Thủ tướng Chính phủ cũng giao Bộ Công an làm rõ việc chuyển nhượng đất đai, dự án ở Đà Nẵng. Bộ Chính trị cũng chỉ đạo Ủy ban kiểm tra TƯ kiểm tra trách nhiệm lãnh đạo của Đà Nẵng. Hiện TP Đà Nẵng đã thực hiện các kết luận thanh tra, trong đó đang kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo”, ông Tranh nói thêm.
    Đáng chú ý, khi đại biểu Nguyễn Anh Sơn hỏi về đại án tham nhũng vụ án Nguyễn Đức Kiên – vụ án lớn trong ngành ngân hàng, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh chỉ trả lời ngắn gọn vụ xử lý Nguyễn Đức Kiên thuộc thẩm quyền của cơ quan truy tố xét xử.
    “Quan điểm của tôi, mức độ vi phạm xét xử là nghiêm minh theo pháp luật, còn nặng hay nhẹ thì thuộc thẩm quyền của cơ quan truy tố xét xử” – ông Tranh nói.
    Liên quan đến công tác phòng chống tham nhũng, Tổng thanh tra nhấn mạnh đây là vấn đề được Đảng, Nhà nước, dư luận hết sức quan tâm và luôn được đưa lên thành vấn đề trọng tâm.
    Ông Huỳnh Phong Tranh tự đánh giá, công tác PCTN vẫn chưa đạt yêu cầu, còn nhiêm trọng với những biểu hiện tinh vi, xảy ra ở nhiều cấp, nhiều ngành, gây bức xúc lớn trong xã hội.
    “Tham nhũng vẫn còn nghiêm trọng, tinh vi, chiếm tỷ lệ ngày càng lớn hơn. Tình trạng thất thoát cao nhưng thu hồi tài sản lại thấp, chỉ chiếm khoảng 12 – 15\%. Bên cạnh đó tham nhũng còn tồn tại ở nhiều dạng, trong đó có tham ô, hối lộ nhũng nhiễu, lợi dụng chức vụ quyền hạn…
    Về xử lý tham nhũng trong ngành thanh tra, trên toàn quốc có 85 cán bộ bị xử lý, xử hành chính 71 người, hình sự 14 người, trong đó có 11 người dấu hiệu tham nhũng”, ông Tranh thông tin.
    Để nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ ngành thanh tra, ông Tranh cho biết tới đây sẽ tiếp tục giáo dục, đào tạo cán bộ có trình độ, đảm bảo tính khách quan và công tâm, hạn chế tiêu cực, bỏ lọt tội.
    Kiểm tra tài sản nguyên Tổng thanh tra Trần Văn Truyền
    Trong phiên trả lời chất vấn đầu buổi chiều 12/6, Đại biểu Lê Đắc Lâm (Bình Thuận), đại biểu Võ Thị Dung (TP Hồ Chí Minh) quan tâm đến vấn đề: một số quan chức sau khi về hưu phát hiện có tài sản lớn, cần kiểm soát, kê khai tài sản thế nào?
    Với câu hỏi này, Tổng Thanh tra Chính phủ cho hay, quy định của pháp luật hiện không quy định cán bộ về hưu phải kê khai tài sản.
    “Sau khi về hưu phát hiện tài sản lớn, ngành thanh tra đang nghiên cứu, tiếp thu ý kiến đại biểu để đề xuất. Với trường hợp cụ thể đồng chí Trần Văn Truyền – nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ đã về hưu ở Bến Tre, Ủy ban kiểm tra TƯ đang theo dõi, kiểm tra tài sản của đồng chí Truyền”, ông Tranh nói thêm.
    Cũng liên quan đến cán bộ thanh tra và người tiền nhiệm, đại biểu Bùi Thị An (Hà Nội) dẫn thông tin từ báo chí quanh việc ông Truyền bổ nhiệm 60 cán bộ trước khi về hưu. "Thái độ của Tổng Thanh tra về vẫn đề này cũng như về khối tài sản khổng lồ ra sao", bà An nêu câu hỏi đồng thời nhấn mạnh: "Thanh tra là tai mắt của Chính phủ và nhân dân nên tai phải thính và mắt phải tinh".
    Ông Huỳnh Phong Tranh thừa nhận, thông tin bổ nhiệm 60 cán bộ trong 8 tháng đầu năm 2011 của người tiền nhiệm là có cơ sở. Tuy nhiên, ông Tranh cho rằng phải nhìn vấn đề này từ thực tế khách quan là yêu cầu thực thi công vụ của Thanh tra lẫn đào tạo cán bộ trong giai đoạn ấy. “Thời điểm đó, Thủ tướng cho Thanh tra thành lập 3 đơn vị mới nên việc bổ nhiệm là có cơ sở. Sơ suất là số được bổ nhiệm nhiều hơn quy định, người được bổ nhiệm chưa đáp ứng năng lực cán bộ cũng như điều kiện về tiêu chuẩn”,
    Kết thúc phiên chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá phần trả lời chất vấn rộng, sâu, rất thẳng thắn về công tác cán bộ, tiền bạc, tài sản.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dang-xac-minh-tai-san-cua-pho-tong-thanh-tra-chinh-phu-a36622.html
    Quốc hội bắt đầu chất vấn các bộ trưởng

    Quốc hội bắt đầu chất vấn các bộ trưởng

    (ĐSPL) - Hôm nay (19/11), Quốc hội bước vào phiên chất vấn các thành viên Chính phủ sau khi nghe Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo về việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về vấn đề này.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Quốc hội bắt đầu chất vấn các bộ trưởng

    Quốc hội bắt đầu chất vấn các bộ trưởng

    (ĐSPL) - Hôm nay (19/11), Quốc hội bước vào phiên chất vấn các thành viên Chính phủ sau khi nghe Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trình bày Báo cáo về việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về vấn đề này.