+Aa-
    Zalo

    Dâng hương cầu nguyện "Quốc thái dân an" tại mộ Lê Hữu Trác

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Tối 3/3 (tức ngày 13 tháng Giêng), tại khu mộ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), Ban Trị sự chùa Tượng Sơn đã tổ lễ dâng hương cầu nguyện "Quốc thái dân an".

    (ĐSPL) - Tối 3/3 (tức ngày 13 tháng Giêng), tại khu mộ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh), Ban Trị sự chùa Tượng Sơn đã tổ chức lễ dâng hương cầu nguyện "Quốc thái dân an".

    Tới dự lễ có lãnh đạo chính quyền huyện Hương Sơn và đông đảo tăng ni, phật tử ở các vùng lân cận.

    Các sư thầy chùa Tượng Sơn và tăng ni, phật tử đã cùng dâng hương, thắp nến cầu nguyện "Quốc thái dân an”, mưa thuận, gió hòa, mùa màng bội thu, nhân dân luôn an lành, no ấm và hạnh phúc; cầu cho đất nước ngày càng hưng thịnh, đổi mới và phát triển.

    Các sư thầy và tăng ni, phật tử dâng hương trước bàn thờ Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, cầu cho "Quốc thái dân an"

    Lễ dâng hương là một trong những hoạt động nằm trong khuôn khổ lễ vinh danh Đại danh y Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác, mở đầu năm du lịch Hà Tĩnh 2015.

    Đông đảo phật tử có mặt, thắp nến và nguyện cầu một năm mới an lành, ấm no và hạnh phúc
    Những ngọn nến lung linh được thắp sáng dài trên con đường dẫn vào khu mộ, thể hiện lòng thành kính của những người tham gia.

    Lê Hữu Trác sinh ngày 11 tháng 12 năm Canh tý 1720, tại thôn Văn Xá, làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, tỉnh Hải Dương (nay là xã Liêu Xá, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên). Tuy nhiên, cuộc đời ông phần nhiều (đặc biệt là từ năm 26 tuổi đến lúc mất) gắn bó với ở quê mẹ thôn Bầu Thượng (hay Bàu Thượng), xã Tĩnh Diệm, huyện Hương Sơn, phủ Đức Quang, trấn Nghệ An (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh). Ông là con của ông Lê Hữu Mưu và bà Bùi Thị Thưởng. Là người con thứ bảy nên ông còn được gọi là cậu Chiêu Bảy.

    Lê Hữu Trác là đại danh y có đóng góp lớn cho nền y học dân tộc Việt Nam, trong đó có thuốc Nam, kế thừa xuất sắc sự nghiệp "Nam dược trị Nam nhân" của Tuệ Tĩnh thiền sư. Ông để lại nhiều tác phẩm lớn như Hải Thượng y tông tâm lĩnh gồm 28 tập, 66 quyển chắt lọc tinh hoa của y học cổ truyền, được đánh giá là công trình y học xuất sắc nhất trong thời trung đại Việt Nam và các cuốn Lĩnh Nam bản thảo, Thượng kinh ký sự không chỉ có giá trị về y học mà còn có giá trị văn học, lịch sử, triết học.

    Ông qua đời vào ngày Rằm tháng Giêng năm Tân Hợi (1791) tại Bầu Thượng, (nay là xã Sơn Quang, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh), thọ 71 tuổi. Mộ ông nay còn nằm ở khe nước cạnh chân núi Minh Từ thuộc xã Sơn Trung, huyện Hương Sơn.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dang-huong-cau-nguyen-quoc-thai-dan-an-tai-mo-le-huu-trac-a85900.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan