+Aa-
    Zalo

    Đắm chìm vẻ đẹp "độc nhất vô nhị" của 11 loài động vật, con thứ 2 nghe tên mà sợ

    (ĐS&PL) - Việt Nam là thiên đường của những loài động vật đặc biệt và kỳ lạ, không chỉ làm phong phú thêm hệ sinh thái mà còn mang lại giá trị nghiên cứu khoa học vô giá.

    Việt Nam, với hệ sinh thái đa dạng và phong phú, là nơi sinh sống của nhiều loài động vật độc đáo. Một số loài không chỉ hiếm có mà còn mang những đặc điểm kỳ lạ khiến chúng trở thành điểm nhấn của hệ động vật nước ta. Trong đó, có nhiều loài đã khiến giới nghiên cứu phải kinh ngạc, sau đây là danh sách những loài động vật thú vị và kỳ lạ nhất Việt Nam. 

    Cá nóc nước ngọt 

    Cá nóc nước ngọt có tên khoa học là Chelolodon fluviatilis.

    Cá nóc nước ngọt có tên khoa học là Chelolodon fluviatilis.

    Cá nóc nước ngọt có tên khoa học là Chelolodon fluviatilis, chúng có thể phình to ra như một quả bóng trơn nhẫy khiến cho không kẻ thù nào có thể nuốt chúng vào bụng. Tại Việt Nam, chúng còn được gọi là cá nóc xanh, cá nóc da beo, cá nóc da báo. Chúng thường xuất hiện ở những vùng cửa sông, rừng ngập mặn, các đầm tôm vào khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 9 hằng năm. 

     Dơi "quỷ"

    Mặc dù được đặt tên nghe rất hung dữ, nhưng loài dơi 'quỷ' rất nhút nhát.

    Mặc dù được đặt tên nghe rất hung dữ, nhưng loài dơi 'quỷ' rất nhút nhát.

    Các nhà sinh vật học thuộc Viện bảo tàng thiên nhiên quốc gia Hungary và Tổ chức bảo tồn quốc tế Fauna & Flora (FFI) đã phát hiện 3 loài dơi mới tại khu vực Đông Nam Á, bao gồm loài dơi quỷ (beelzebub) ở Việt Nam.

    Mặc dù được đặt tên nghe rất hung dữ, nhưng loài dơi 'quỷ' rất nhút nhát. Chúng thường sống trong những khu rừng nhiệt đới hẻo lánh ở Việt Nam để tránh bị con người làm phiền. Chúng chỉ trở nên hung dữ khi bị bắt.

    Cá thòi lòi

    Cá thòi lòi phổ biến nhất dọc các bãi lầy ở cửa sông, không ngập quá 2m nước.

    Cá thòi lòi phổ biến nhất dọc các bãi lầy ở cửa sông, không ngập quá 2m nước.

    Cá thòi lòi có tên khoa học là Periophthalmus schlosseri. Nhiều người tưởng rằng chúng là một loài lưỡng cư vì chúng có đôi mắt lồi như mắt ếch và có thể di chuyển dễ dàng trên cạn bằng hai chi trước. Chúng được tìm thấy tại khu vực cửa sông, hạ lưu sông và biển ở vùng nhiệt đới trải dài từ Ấn Độ, Đông Nam Á đến Australia. Cá thòi lòi phổ biến nhất dọc các bãi lầy ở cửa sông, không ngập quá 2m nước. Loài cá này sinh sống trong hang hốc vét ở bãi lầy. Khi thủy triều xuống thì cá chui ra, nhất là những ngày nắng ráo.

    Nhái bay ma cà rồng

    Loài nhái Rhacophorus vampyrus dài khoảng 5cm và chỉ sống duy nhất tại các khu rừng nhiệt đới ở miền Nam Việt Nam.

    Loài nhái Rhacophorus vampyrus dài khoảng 5cm và chỉ sống duy nhất tại các khu rừng nhiệt đới ở miền Nam Việt Nam.

    Vùng rừng núi của Việt Nam là nơi cư trú của một loài "nhái bay ma cà rồng" - có tên khoa học là Rhacophorus vampyrus, được các nhà khoa học lần đầu tiên phát hiện vào năm 2008 và chính thức công bố trên tạp chí National Geographic vào tháng 2/2011.

    Loài nhái Rhacophorus vampyrus dài khoảng 5cm và chỉ sống duy nhất tại các khu rừng nhiệt đới ở miền Nam Việt Nam. Bàn chân có màng giữa các ngón khiến chúng có thể liệng khá xa trên các cành cây để kiếm ăn. Chúng thường để trứng trên các hốc cây đọng nước để tránh kẻ thù làm hại con non sau khi nở.

    Rắn mắt màu ngọc đỏ

    Loài rắn lục có mắt màu hồng ngọc có tên khoa học Cryptelytrops rubeus sống ẩn nấp trong các khu rừng gần TP.HCM.

    Loài rắn lục có mắt màu hồng ngọc có tên khoa học Cryptelytrops rubeus sống ẩn nấp trong các khu rừng gần TP.HCM.

    Hồi tháng 3/2011, các nhà khoa học đã công bố trên tạp chí National Geographic phát hiện loài rắn lục có mắt màu hồng ngọc có tên khoa học Cryptelytrops rubeus sống ẩn nấp trong các khu rừng gần TP.HCM và các ngọn đồi thấp ở miền nam Việt Nam và miền đông Campuchia.

    Theo các nhà khoa học, rắn Cryptelytrops rubeus thường xuất hiện gần các con suối và món ăn ưa thích của chúng là ếch. 

    Cóc tía

    Cóc tía có tên khoa học là Bombina maxima.

    Cóc tía có tên khoa học là Bombina maxima.

    Cóc tía có tên khoa học là Bombina maxima. Khi gặp nguy hiểm, chúng không bỏ chạy mà sẽ uốn cong lưng và các chân, hoặc lật ngửa người ra để lộ phần bụng có màu sặc sỡ nhằm cảnh báo kẻ thù rằng chúng rất độc. 

    Ếch gáy dô  

    Ếch gáy dô (Limnonectes Dabanus) là một loài lưỡng cư cổ còn sót lại từ kỷ Phấn trắng.

    Ếch gáy dô (Limnonectes Dabanus) là một loài lưỡng cư cổ còn sót lại từ kỷ Phấn trắng.

    Ếch gáy dô (Limnonectes Dabanus) là một loài lưỡng cư cổ còn sót lại từ kỷ Phấn trắng. Chúng là loài động vật đặc hữu của Việt Nam. Môi trường sống tự nhiên của ếch gáy dô là các khu rừng ẩm thấp nhiệt đới và cận nhiệt đới, các con sông hay đầm lầy. Tình trạng của loài này chưa được biết đầy đủ. 

    Rắn giun

    Rắn giun có màu nâu đen gần giống màu giun đất nhưng sậm hơn.

    Rắn giun có màu nâu đen gần giống màu giun đất nhưng sậm hơn.

    Rắn giun (Ramphotypholops braminus) là một loài rắn thực thụ nhưng lại có hình dáng giống như một con giun. Rắn giun có màu nâu đen gần giống màu giun đất nhưng sậm hơn. Do tập tính sống trong đất nên mắt rắn giun thoái hóa, chỉ còn một chấm nhỏ hầu như không có tác dụng thị lực (vì vậy nhiều nơi còn gọi chúng là rắn mù). 

    Tắc kè bay đốm 

    Loài tắc kè này còn có thể hóa trang vào môi trường một cách vô cùng tinh vi.

    Loài tắc kè này còn có thể hóa trang vào môi trường một cách vô cùng tinh vi.

    Tắc kè bay đốm (Dacro maculates) có màng da rộng giữa hai chân, có thể bay từ cây này qua cây khác để tìm kiếm thức ăn và lẩn tránh kẻ thù. Loài tắc kè này còn có thể hóa trang vào môi trường một cách vô cùng tinh vi.

    Thằn lằn chân ngắn

    Loài động vật kỳ dị Trời ban cho Việt Nam này thường được tìm thấy trong các khúc gỗ mục và thức ăn là mối và ấu trùng.

    Loài động vật kỳ dị Trời ban cho Việt Nam này thường được tìm thấy trong các khúc gỗ mục và thức ăn là mối và ấu trùng.

    Thằn lằn chân ngắn (Lygosoma quadrupes) có những cái chân nhỏ hầu như là vô dụng. Cách di chuyển chủ yếu của chúng là trườn như loài rắn. Loài động vật kỳ dị Trời ban cho Việt Nam này thường được tìm thấy trong các khúc gỗ mục và thức ăn là mối và ấu trùng.

    Rùa đầu to

    Rùa đầu to sống ở các khe suối trong rừng, nơi nước trong và chảy chậm.

    Rùa đầu to sống ở các khe suối trong rừng, nơi nước trong và chảy chậm.

    Rùa đầu to (Platysternum megacephalum) có cái đầu rất to và cái đuôi dài quá khổ. Đặc biệt, chiếc đầu to này không thể thụt vào trong mai. Chúng là một trong những con rùa xấu xí trong họ nhà rùa. Ngoài Việt Nam, chúng còn phân bố ở nhiều nước như Trung Quốc, Lào, Thái Lan…

    Rùa đầu to sống ở các khe suối trong rừng, nơi nước trong và chảy chậm. Ban ngày chúng ẩn dưới các tảng đá hoặc phơi nắng trên bờ suối, chúng đi tìm mồi lúc sẩm tối hoặc ban đêm. Thức ăn của chúng là động vật không xương sống, các loài thân mềm hoặc động vật giáp xác nhỏ. Khi trưởng thành rùa có thể đạt kích thước mai khoảng hơn 20cm.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/am-chim-ve-ep-oc-nhat-vo-nhi-cua-11-loai-ong-vat-con-thu-2-nghe-ten-ma-so-a483618.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan