+Aa-
    Zalo

    Đắk Lắk: Lộ diện đường dây chạy việc “khủng”

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân vùng sâu vùng xa, một số đối tượng ở tỉnh Đắk Lắk đã tung những thủ đoạn lừa đảo tinh vi để chiếm đoạt hàng trăm triệu.

    Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người dân vùng sâu vùng xa, đặc biệt là tâm lý của những ông bố, bà mẹ có con lớn mà chưa đi học hay xin được việc, một số đối tượng ở tỉnh Đắk Lắk tung những thủ đoạn lừa đảo tinh vi để chiếm đoạt hàng trăm triệu.

    Đắk Lắk: Lộ diện đường dây chạy việc “khủng”?
    Cơ quan chức năng đang làm việc với ông Phan Sĩ Nhã và gia đình tại trụ sở UBND xã Ea Đar, huyện Ea Kar.

    Chủ động đến nhà

    Theo đơn tố cáo của ông Phan Sỹ Nhã, trú ở xã Ea Đar, huyện Ea Kar (Đắk Lắk), vào khoảng tháng 10/2010, bà Nguyễn Thị Thu Nguyệt, ở thị Trấn Ea kar, huyện Ea Kar, đã chủ động đến nhà ông Nhã chơi.

    Sau vài lần trò chuyện, bà Nguyệt khoe với gia đình ông Nhã là có mối quan hệ với Công ty viễn thông Quân Đội đồng thời nói thêm sẽ xin vào học được Trường trung cấp phòng cháy chữa cháy của Bộ Công An, sau khi học xong bà Nguyệt cũng sẽ lo xin việc làm ổn định.

    Trong quá trình trò chuyện, bà Nguyệt không quên hứa sẽ xin cho 3 đứa cháu của ông Nhã vào học và làm trong đó. Để tạo lòng tin, bà Nguyệt còn khoe với chúng tôi, chồng bà là anh Trần Thanh Tuấn, PGĐ Ngân Hàng Nông Nghiệp huyện M’Đrắk chẳng lẽ lại đi lừa tiền của gia đình tôi.

    Vì muốn cho các cháu của mình được ăn học và có một nơi làm việc tốt, gia đình tôi đã đi vay mượn nhiều nơi sau đó đã đưa cho bà Nguyệt 3 lần tiền.

    Lần 1: Ngày 2/11/2010, bà Nguyệt nhận của tôi 80.000.000đ. để lo việc cho cháu tôi là Phạm Đình Thi vào làm việc tại cơ quan Quân Đội.

    Lần 2: Ngày 06/12/2010, bà Nguyệt nhận của tôi 59.000.000 đồng để lo cho cháu tôi là Nguyện Thạc Việt vào học trường Trung cấp PCCC của Bộ công an.

    Lần 3: Ngày 6/12/2010 bà Nguyệt nhận của tôi 63.000.000 đồng để lo việc cho cháu tôi là Trần Đình Quyền vào học trường Trung cấp PCCC của Bộ công an.

    Tổng số tiền bà Nguyệt nhận của tôi là 202.000.000đồng

    Bà Nguyệt hứa chỉ sau 1 đến 2 tháng sẽ có giấy báo nhập học và đi làm, nếu không sẽ trả lại số tiền trên. Cả gia đình, dòng họ của tôi rất vui mừng vì tưởng gặp được ân nhân giúp cho con cháu mình đở khổ sau này, nên cũng chẳng có ngờ vực gì mà thậm chí còn rất hi vọng.

    Đợi mãi không thấy bà Nguyệt nói gì, ông Nhã sốt ruột quá chạy lên nhà bà Nguyệt hỏi, bà Nguyệt lại dẫn ông Nhã lên nhà bà phạm Thị Vân, trú tại 102 Hồ Tùng Mậu, Buôn ma Thuột, (nay đã chuyển qua 266 Quang Trung, Buôn Ma Thuột).

    Đắk Lắk: Lộ diện đường dây chạy việc “khủng”?
    Đơn tố cáo của ông Phan Sĩ Nhã

    Khi tôi gặp bà Vân được bà này vẽ vời là công việc sắp hoàn thành và bà Vân yêu cầu gia đình tôi đưa thêm tiền để bà Vân ra Hà Nội lấy giấy tờ cho kịp các cháu nhập học, đâm lao phải theo lao, gia đình tôi phải về vay nóng kịp gửi cho bà Vân mà cũng chẳng có chút đắn đo gì miễn là con em mình đi học được.

    Vào ngày 16/12/2010, bà Vân bảo tôi chuyển khoản cho bà Vân 10.000.000 đồng. Ngày 2/4/2011 bà Vân lấy tiếp của tôi 20.000.000đ. Ngày 11/4/2011 bà Vân lấy tiếp của tôi 30.000.000 đồng. Ngày 23/4/2011 bà Vân tiếp tục lấy của tôi 35.000.000 đồng:

    Tổng cộng tôi đưa cho bà Vân là 95.000.000đ

    Cả 2 lần ông Nhã đưa tiền cho bà Nguyệt và bà Vân, các bên liên quan đã viết và ký xong giao tiền cho nhau thể hiện trên những tờ giấy một cách cực kỳ đơn giản mà sau này chính ông Nhã thừa nhận với PV rằng, không hề biết đó là chiêu trò tinh vi của bọn lừa đảo.

    Không như lần giao tiền trước cho bà Nguyệt (không có kết quả), lần này sau khi nhận tiền xong, bà Vân ra Hà Nội trước sau đó điện thoại về bảo 2 cháu tôi đón xe ra gặp bà Vân để làm thủ tục nhập học, thế nhưng khi ra Hà Nội, 2 cháu tôi phải ở trọ đợi mãi hơn 1 tháng trời không có kết quả gì, tôi đành ngậm ngùi bảo 2 cháu quay lại Đắk Lắk.

    Một thời gian sau bà Nguyệt hẹn tôi lên gặp bà Vân nhận giấy báo nhập học, tôi lên nhận giấy xong về tới nhà mở ra mới biết là giấy báo nhập học giả. Tôi điện cho bà Nguyệt bảo là giấy nhập học giả rồi, bà Nguyệt bảo rằng có dấu đỏ sao mà giả được....

    Tiền mất tật mang.

    Sau khi biết là giấy nhập học giả, gia đình ông Nhã liên tục đòi bà Nguyệt trả lại tiền, mãi đến tháng 11/2011, sau khi bị gia đình ông Nhã đòi quyết liệt quá, lúc này bà Nguyệt mới trả cho ông Nhã được 80.000.000đ.

    Số tiền còn lại chỗ bà Nguyệt là rất lớn, hơn 120.000.000 nên tôi thường xuyên gọi điện cho bà Nguyệt nhưng bà này lại không bốc máy hoặc máy không liên lạc được, bây giờ các cháu của tôi đều bỏ lỡ việc học và phải đi làm thuê...

    Trao đổi với PV, ông Nhã cho biết: Lúc đầu chúng tôi nghĩ, đời bố mẹ đã khổ nên không muốn con cháu sau này khổ như mình, sau khi nghe bà Nguyệt nói vậy chúng tôi như người chết đuối vớ được cọc, tôi đã không ngần ngại huy động, chạy vạy, vay mượn mọi nơi để xin cho các cháu đi học.

    Trong vụ việc này điều đáng bàn đi, bàn lại là số tiền của ông Nhã trực tiếp đưa cho bà Nguyệt, không biết bà này đã đưa cho đối tác Vân hay chưa nhưng đến nay bà Nguyệt vẫn không chịu trả hết cho ông Nhã, khiến gia đình ông phải gồng mình làm ruộng rẫy để trả lãi cho ngân hàng, còn những đứa cháu của ông Nhã phải đi làm thuê làm mướn khắp nơi để kiếm sống qua ngày.

    Lộ diện đường dây chạy việc “ảo”

    Để tìm hiểu rõ ngọn ngành, PV đã trực tiếp đến nhà trao đổi với bà Nguyệt và được bà này cho biết: Số tiền nhận của ông Nhã bà đã chuyển cho một người quen tên là Phạm Thị Vân, ở TP Buôn Ma Thuột.

    Theo bà Nguyệt, bà Vân cũng từng nói với bà Nguyệt là bà có nhiều mối quan hệ với cán bộ các cấp ở tỉnh và trên các Bộ nên có khả năng xin xỏ, lo lót được việc làm hoặc đi học.

    Tôi có nhận của ông Nhã số tiền là 202 triệu đồng và cam đoan sẽ xin cho con cháu ông Nhã đi học. Và số tiền đó tôi đã chuyển hết cho bà Vân, bây giờ tôi cũng không biết bà Vân đang ở đâu nữa, điện thoại thì không liên lạc được..., bà Nguyệt cho hay.

    Khi bắt tay vào tìm hiểu vụ việc này, xâu chuổi toàn bộ sự việc diễn biến từ đầu tới cuối, PV không khó phát hiện có rất nhiều tình tiết trong vụ việc có vấn đề ngay từ ban đầu, chỉ những người không để ý thì không thể biết.

    Mặc dù trong vụ việc các đối tượng vẫn thể hiện sự tinh vi, tổ chức chặt chẽ như đã phối hợp với nhau dùng “Giấy báo nhập học, giấy thông báo quyết định đi làm...” phù phép mang danh các cơ quan nhà nước đưa ra để lòe bịp người dân.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dak-lak-lo-dien-duong-day-chay-viec-khung-a32954.html

    "Cán bộ sân bay Tân Sơn Nhất" lừa tiền chạy việc

    (ĐSPL) - Không công việc, Lê Hữu Phước (51 tuổi, ngụ phường 10, quận Gò Vấp) lại thích ăn trắng mặt trơn, đi đâu cũng khoe khoang là "trưởng phòng đào nhân lực của sân bay Tân Sơn Nhất để lừa để lừa đảo chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan

    "Cán bộ sân bay Tân Sơn Nhất" lừa tiền chạy việc

    (ĐSPL) - Không công việc, Lê Hữu Phước (51 tuổi, ngụ phường 10, quận Gò Vấp) lại thích ăn trắng mặt trơn, đi đâu cũng khoe khoang là "trưởng phòng đào nhân lực của sân bay Tân Sơn Nhất để lừa để lừa đảo chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng.