Nhìn lại quá trình chào bán bản quyền phát sóng ASIAD 2018, nước chủ nhà Indonesia đã rất cởi mở với các quốc gia châu Á.
Indonesia trong lễ khai mạc ASIAD 2018 - Ảnh: NST |
Từ tháng 11/2017, các trang tin Indonesia đã đăng tải nhiều thông tin về quá trình phát sóng và bản quyền của ASIAD 2018.
Giám đốc phát sóng của ban tổ chức Asian Games 2018 INASGOC Linda Wahyudi cho biết: "Chúng tôi sẽ sử dụng tổng cộng 427 camera độ nét cao để phát sóng tất cả các sự kiện thể thao trực tiếp ngoại trừ nhảy cầu và bóng quần".
INASGOC đã ký hợp đồng với Swiss International Games và Broadcast Services (IGBS) với vai trò là đối tác trong chương trình phát sóng Asian Games 2018 trực tiếp.
Một công ty phát thanh truyền hình Nhật Bản, Dentsu là chủ sở hữu quyền phát sóng của Asian Games 2018 trong khi Tập đoàn Emtek giữ quyền phát sóng Asian Games 2018 tại Indonesia.
Bà Linda cho biết: "Bản quyền Phát sóng Asian Games 2018 sẽ được phân phối cho tất cả các nước châu Á và châu Mỹ Latin trừ Brazil".
INASGOC dự kiến chi tới 800 tỷ Rp (550.000 USD) để phát sóng trực tiếp 38 sự kiện thể thao cũng như lễ khai mạc và bế mạc. Ban đầu, ban tổ chức chỉ đặt mục tiêu sẽ bán được bản quyền phát sóng trực tiếp trong 3 tuần cho 20 quốc gia nhưng đạt được thành công ngoài mong đợi.
Theo Chủ tịch INASGOC Erick Thohir, 6 quốc gia châu Á đầu tiên có được quyền phát sóng là Qatar, Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Philippines và Ấn Độ.
Bên cạnh các nước châu Á và châu Mỹ Latinh, Indonesia cũng đang nhắm đến Mỹ để chào bán bản quyền phát sóng trực tiếp do số người châu Á sinh sống tại đây rất nhiều.
Số lượng các sự kiện thể thao được phát sóng trực tiếp đã giảm từ 55 xuống còn 38 do chi phí sản xuất để phát sóng một môn thể thao trong một đấu trường là khoảng 350. 000 USD với 5 máy quay.
Bà Linda cũng dự đoán sự kiện thể thao ASIAD 2018 sẽ là giải đấu thể thao có chi phí phát sóng đắt nhất với yêu cầu 37 máy ảnh, một máy bay trực thăng, và khoảng bốn xe máy. Các trang thiết bị có giả khoảng 1 triệu USD, bà Linda tiết lộ.
Hiện nay, ASIAD đã bắt đầu bước vào những ngày khởi tranh đầy kịch tính trong khi tại Việt Nam, câu chuyện bản quyền phát sóng vẫn đang gây nhiều tranh cãi.
Thu Phương(Theo Antara News)