Một nhóm học giả trẻ tại Đài Loan (Trung Quốc) mới đây đã lên tiếng yêu cầu chính quyền phải phổ cập tiếng Trung phồn thể thay cho loại giản thể hiện nay.
Trước sự phát triển ngày càng mạnh của tiếng Trung giản thể, nhóm học giả trẻ tại Đài Loan (Trung Quốc) đang tổ chức nhiều chiến dịch kêu gọi người dân và chính quyền phổ cập loại tiếng Trung phồn thể truyền thống để “cứu lấy nghệ thuật dân gian đang bị giết chết”.
Nhà thiết kế Steve Tsai ủng hộ phổ cập tiếng Trung phồn thể - Ảnh: TheStar |
Từ những năm 1950, tiếng Trung phồn thể lần đầu được dạy và phổ cập bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc với các ưu điểm như ít nét, dễ nhớ và gần gũi với loại chữ truyền thống và dần trở thành ngôn ngữ chính tại quốc gia này. Ngay tại Đài Loan – quê hương của loại chữ phồn thể – cũng đang dần chuyển sang tiếng Trung giản thể. Trong môi trường quốc tế, các tổ chức giáo dục hay Liên Hiệp Quốc đều có khuynh hướng sử dụng loại tiếng giản thể.
Nhóm học giả ngôn ngữ đã phối hợp với một công ty trò chơi tạo ra ứng dụng dạy tiếng Trung phồn thể tên gọi "Zihun" với mong muốn giúp giới trẻ tiếp cận với văn hóa lịch sử.
Giáo sư Jung Jeng-dau, Trưởng khoa bộ môn tiếng Trung của Đại học Soochow, Đài Bắc cho biết: “Vì nhiều mục đích khác nhau, mọi người đang dần quên đi tiếng Trung cổ truyền và các ý nghĩa to lớn của nó. Đây thực sự là một mất mát”.
Nhà thiết kế trẻ người Đài Loan Wang Man-lin cho rằng: "Tiếng Trung Quốc phồn thể được coi là hệ thống chữ viết đẹp nhất trên thế giới nhưng hiện nay, chỉ còn thế hệ người lớn tuổi sử dụng khi viết bưu thiếp hoặc thư pháp”.
Tuy nhiên, theo các cuộc thăm dò dư luận, đây thực sự là thử thách khó khăn khi phần đông sách giáo khoa, các văn bản trên truyền thông hay văn hóa phẩm đều được viết theo tiếng Trung giản thể cũng như các bộ và nét phức tạp của loại chữ phồn thể sẽ gây nhiều khó khăn cho người nước ngoài khi tiếp cận.
Thu Phương (Theo TheStar)