Mới đây, tạp chí giáo dục uy tín Times Higher Education (THE) đã đưa ra danh sách xếp hạng các trường đại học trên thế giới năm 2023. Theo đó, trong số 10 trường đại học tốt nhất thế giới, năm thứ 7 liên tiếp, Đại học Oxford giữ vị trí số 1.
Đó là kết quả hoàn toàn xứng đáng bởi Đại học Oxford luôn chứng minh được vị thế trong suốt chiều dài hình thành và phát triển của mình. Theo thống kê, 95% sinh viên Đại học Oxford tìm được việc làm hoặc theo học bậc cao trong khoảng thời gian 6 tháng từ khi tốt nghiệp. Đương nhiên, những điều thú vị về ngôi trường danh giá và lâu đời nhất nước Anh này không chỉ dừng lại ở đó.
Nơi mỗi sinh viên có giáo viên phụ đạo riêng
Không giống như hầu hết các trường đại học khác ở Anh, giáo viên luôn là người giảng dạy và tổ chức các chuyên đề nghiên cứu cho sinh viên. Ở Đại học Oxford, mỗi sinh viên đều có giáo viên phụ đạo riêng.
Phần lớn sinh viên đặc biệt những sinh viên các khoa nghệ thuật hay nhân văn cứ 2 lần/tuần họ sẽ phải nghiên cứu và viết một bài luận 2000 từ. Sau đó sẽ dành một tiếng hoặc lâu hơn để làm việc nhóm, thảo luận với nhau về bài luận và chủ đề cùng với các giáo viên phụ đạo.
Hầu hết các nhà nghiên cứu và giáo sư tại đại học Oxford đều rất giỏi về chuyên ngành, thậm chí là giỏi nhất thế giới. Đó là một cơ hội tốt để cho các bạn có thể học hỏi về những gì bạn quan tâm, thảo luận, trao đổi ý kiến với những chuyên gia giỏi nhất.
Tuy nhiên, có một số sinh viên (thực ra cũng có thể là phần lớn) cảm thấy rất khó khi trao đổi tất cả những chủ đề mà họ quan tâm chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Sau khi hoàn thành những bài tập và các hoạt động khác, các sinh viên gần như chỉ có 1 đêm để nghiên cứu và viết bài luận dài 2000 từ.
Dù một số người cho rằng chỉ cần 15 tiếng làm việc không nghỉ sẽ có thể hoàn thành nhưng thực tế bạn sẽ không đủ thời gian để đọc 5 bài tham khảo và viết bài luận khi chỉ có một tiếng đồng hồ để thảo luận với giáo viên hướng dẫn về tất cả mọi thứ xung quanh chủ đề bạn làm. Vì vậy có những trường hợp sinh viên bị phát hiện đã sao chép lại từ chính những bài luận của giáo viên hướng dẫn.
Nơi quy tụ các trường đại học trực thuộc tuyệt nhất
Đại học Oxford có đến 44 trường đại học trưc thuộc, nơi mà các sinh viên sống, học tập, giao lưu và có những trải nghiệm riêng. Mỗi trường học thuộc Oxford đều có những đặc điểm riêng như trường Exeter hay trường Hertford nằm ở trung tâm có diện tích khá nhỏ và ít sinh viên; trường St Anne's hay trường Somerville thì lớn hơn và nằm ở vị trí khá xa.
Các trường quan tâm nhiều đến thể thao như là Keble, Teddy Hall hay St Catz và các trường khác thì lại quan tâm nhiều tới vấn đề chính trị hay phim ảnh. Và đương nhiên sinh viên ở mỗi trường cũng sẽ có sự khác biệt như là sinh viên đến từ trường Merton hiếm khi tham giá các hoạt động ngoài trời, họ thường đeo những chiếc kính rất dày và mang theo chồng sách lớn.
Không ngạc nhiên khi giữa các trường cũng luôn có sự cạnh tranh với nhau và thậm chí có những tính cách riêng. Ví dụ như trường Oriel thường được mệnh danh là "trưởng bảo thủ", trong khi trường Wadham thì được biết đến với tính cách vui vẻ, tư tưởng tiến bộ và tự do.
Sở hữu nhiều viện bảo tàng
Tồn tại như một di sản lịch sử, không có gì ngạc nhiên khi trong khuôn viên Đại học Oxford có không ít bảo tàng và phòng trưng bày. Tất cả các bảo tàng và phòng trưng bày này đều mở cửa miễn phí cho công chúng. Bảo tàng Ashmolean là bảo tàng đại học lâu đời nhất trên thế giới và là một phần của mạng lưới Oxford. Các bảo tàng khác bao gồm Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Đại học và Bảo tàng Sông Pitt.
Nơi có đồng phục đặc biệt cho sinh viên
Oxford có lẽ là trường đại học duy nhất mà các sinh viên mặc đồng phục trong các kỳ thi hoặc dịp đặc biệt. Nó được gọi là "subfusc" bao gồm một bộ comple đen đối với nam sinh và váy đen, áo trắng cùng với áo khoác cho nữ sinh và một vòng cổ duy băng đen cùng với chiếc áo choàng đen dài cho tất cả sinh viên.
Nơi có những truyền thống kỳ lạ
Mỗi tuần, Oxford sẽ tổ chức những bữa tối vui vẻ cho tất cả sinh viên, giáo viên trong trường và tất cả mọi người sẽ đều mặc áo choàng đồng phục; ném trứng hay pasta vào các sinh viên khi kết thúc kì thi hoặc tụ họp bên ngoài trường Magdalen College vào lúc 5 giờ sáng vào tháng Năm để xem những sinh viên trẻ sáng giá nhất của trường nhảy xuống hồ nước sâu.
Sinh viên cũng có thể tham gia vào rất nhiều các câu lạc bộ thú vị như các câu lạc bộ về chính trị, câu lạc bộ thể thao của trường Vinnie hay câu lạc bộ Bullingdon Club với đồng phục của riêng họ.
Rất nhiều những truyền thống, những câu lạc bộ đã có từ rất lâu dù tốt hay xấu đó cũng là những nét riêng biệt chỉ có ở ngôi trường Oxford danh giá này. Vì vậy các sinh viên trong trường cũng luôn là những con người vui vẻ và có cá tính riêng của mình.
Nơi có kỳ thi khó nhất thế giới
Phía bên quảng trường Radcliffe là môt pháo đài lớn sơn trắng, tách biệt hoàn toàn với các trường khác với bức tường cao gần 10m và cánh cổng sắt lớn. Phía bên trong luôn tĩnh lặng và không có một ai đi lại trên bãi cỏ của trường. All Soul được coi là ngôi trường bí ẩn nhất thuộc đại học Oxford được thành lập từ những năm 1400s và ngừng dạy học kể từ thế kỷ 19.
Mỗi năm, những người tốt nghiệp xuất sắc nhất của Oxford được mời tham gia kỳ thi giành học bổng của All Souls College. Chỉ có khoảng 1 đến 2 người được chọn tham gia kỳ thi này. Cũng chính vì thế, kỳ thi giành học bổng của All Souls College (hay còn gọi là All Souls College Fellowship Examination) được đánh giá là kỳ thi khó nhất thế giới.
Trước năm 2010, đề bài của kỳ thi này chỉ là một từ duy nhất. Các ứng viên được yêu cầu mở một chiếc phong bì bên trong có chứa 1 từ duy nhất, ví dụ như “ngây thơ”, “đạo đức”... Nhiệm vụ của ứng viên là phải viết một bài luận về chủ đề trong phong bì với thời gian 3 tiếng.
Tuy nhiên, từ năm 2010, kết cấu bài thi đã được thay đổi sau khi Oxford nhận thấy dạng đề bài này không thực sự hiệu quả. Dạng đề bài mới của kỳ thi hiện tại gồm nhiều câu hỏi mở ở nhiều lĩnh vực khác nhau.
Nơi có nhiều thư viện và sách nhất
Đại học Oxford vinh dự sở hữu mạng lưới thư viện lớn nhất ở Vương quốc Anh, bao gồm nhóm các Thư viện Bodleian. Bodleian là thư viện nghiên cứu chính của Đại học Oxford và là một trong những thư viện lâu đời nhất ở châu Âu (lớn thứ 2 ở Anh, sau Thư viện Anh quốc, London). Thư viện được mở cửa lần đầu tiên vào năm 1602, hợp nhất với một thư viện trước đó cũng do Đại học Oxford xây dựng vào thế kỷ 15 để lưu trữ các cuốn sách được tặng bởi Humfrey, Công tước xứ Gloucester.
Bên trong thư viện Bodleian. Ảnh: Getty Images
Thông tin trên trang chủ của thư viện cho biết Bodleian hiện lưu giữ hơn 13 triệu bản in, hơn 80.000 tạp chí điện tử và nhiều bộ sưu tập nổi bật, gồm sách, bản thảo quý hiếm, giấy cói cổ, bản đồ, nghệ thuật... Phần lớn tài liệu lưu trữ của thư viện đã được số hóa và đưa lên mạng để truy cập công khai vào năm 2015.
Nhiệm vụ chính của nơi đây là cung cấp tài liệu để hỗ trợ việc học tập, giảng dạy và nghiên cứu của Đại học Oxford. Bodleian sở hữu lượng lớn sách quý hiếm và giá trị nhất thế giới, như bản in tiếng Anh đầu tiên về Các nguyên lý toán học của triết học tự nhiên (năm 1792) của Newton, bản in đầu tiên Emma của Jane Austen hay Minh họa lịch sử nước Anh của John Cassell
Là "cái nôi" đào tạo ra những con người vĩ đại
Thật khó để có thể liệt kê ra hết những sinh viên ưu tú từng theo học và trưởng thành từ trường Đại học Oxford. Cho đến nay, trường đã đào tạo được 69 nhân vật đoạt giải Nobel, 28 Thủ tướng Anh, gần 100 thành viên của Hạ viện, hàng loạt luật gia của HLA Hart, Chánh án của nhiều quốc gia, nhiều người đoạt Huy chương Fields, các tác giả đình đám...
Một trong những vĩ nhân nổi tiếng nhất xuất thân từ Oxford phải kể đến chính là Albert Einstein. Nhà vật lý người Anh này được coi là thiên tài lỗi lạc, là người sở hữu IQ cao nhất và để lại nhiều phát minh vĩ đại nhất cho nhân loại. Bên cạnh đó, không thể không kể đến những cựu sinh viên Oxford khác cũng đóng góp không nhỏ vào lịch sử văn học nhân loại như nhà văn Lewis Carroll - tác giả cuốn tiểu thuyết thiếu nhi "Cuộc phiêu lưu của Alice ở xứ sở thần tiên", nhà văn J. R. R. Tolkien với tác phẩm "The Hobbit" và "Chúa tể của những chiếc nhẫn"...
Từng được chọn là bối cảnh cho bộ phim Harry Potter
Các fan ruột của series phim Harry Potter hẳn đã từng “chết mê chết mệt” trước ngôi trường phép thuật Hogwarts hoành tráng. Phần lớn các bối cảnh trong phim đều được thực hiện tại ngôi trường lâu đời nhất nước Anh - Đại học Oxford.
Chirst Church - một trường đại học trực thuộc Đại học Oxford từng được chọn là bối cảnh cho bộ phim Harry Potter
Những cảnh quay có bối cảnh đại sảnh hay phòng ăn trong phim được thực hiện tại trường Chirst Church - một trường đại học trực thuộc Đại học Oxford.
Thư viện Bodledian của Đại học Oxford được thành lập năm 1602, là một trong số những thư viện lâu đời nhất châu Âu. Không chỉ sở hữu số lượng sách khổng lồ (lên đến 11 triệu đầu sách), Bodledian còn sở hữu phong cách kiến trúc độc đáo, đầy ấn tượng. Đây cũng chính là hình ảnh của thư viện Duke Humfrey trong Harry Potter.
Phương Uyên(T/h)