Trường Đại học Đại Nam đã tiến hành lấy ý kiến phản hồi nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên và hoàn thiện công tác quản lý đối với giảng viên trong 5 năm qua.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Hơp tác Kinh tế và Phát triển (OECD, 2009), lấy ý kiến phản hồi của người học đóng một vai trò quan trọng trong việc cải tiến chất lượng giáo dục của trường đại học đồng thời góp phần bồi dưỡng và phát triển giảng viên. Với quan điểm liên tục hoàn thiện, việc lấy ý kiến phản hồi của người học giúp giảng viên xác định các điểm mạnh và điểm tồn tại rồi sau đó có kế hoạch tự bồi dưỡng nhằm khắc phục những điểm còn tồn tại [1].
Cũng theo đánh giá của tổ chức này, việc đánh giá giảng viên và sử dụng kết quả phản hồi cũng có thể giúp các bên liên quan như các nhà quản lý và các nhà nghiên cứu về giáo dục đổi mới hoạt động giảng dạy trong trường đại học (OECD, 2009). Những nỗ lực đổi mới này được thúc đẩy bởi mục tiêu là hướng các trường là tổ chức học tập trọn đời và sử dụng đánh giá để phân tích các mối quan hệ giữa đầu vào, quy trình và ở một mức độ nào đó kết quả đầu ra dựa trên xác định các điểm mạnh và giải quyết các điểm tồn tại mà có thể tạo điều kiện cho các nỗ lực cải tiến (Caldwell and Spinks, 1998) [2].
Đánh giá giảng viên là hoạt động quan trọng trong giáo dục đào tạo tại các trường |
Hiểu được vai trò của lấy ý kiến phản hồi của người học, trong năm năm vừa qua, trường Đại học Đại Nam đã tiến hành lấy ý kiến phản hồi nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy của giảng viên và hoàn thiện công tác quản lý đối với giảng viên. Quy trình lấy ý kiến phản hồi của người học đối với hoạt động giảng dạy của nhà trường được thực hiện qua 6 bước như hình dưới đây:
Quy trình lấy ý kiến phản hồi của người học về hoạt động giảng dạy |
Việc lấy ý kiến phản hồi này nhận được sự hoan nghênh và hưởng ứng của sinh viên trong nhà trường. Sinh viên được trao cho quyền lợi đánh giá và nêu ra ý kiến của mình đối với chất lượng dịch vụ mà mình đang được trải nghiệm (ở đây chính là hoạt động giảng dạy của giảng viên). Ở chiều ngược lại, giảng viên được đánh giá cũng ủng hộ và coi đây là sự động viên, khích lệ đồng thời cũng là nguồn thông tin để liên tục nâng cao chất lượng. Đối với Hội đồng Quản trị và Ban Giám hiệu nhà trường, hoạt động lấy ý kiến phản hồi này là cơ sở để nâng cao chất lượng giáo dục, khen thưởng và xây dựng chính sách phù hợp với điều kiện nhà trường.
Sinh viên Đại học Đại Nam tích cực tham gia hoạt động đánh giá |
Trong những năm qua, kết quả lấy ý kiến phản hồi của người học đối với hoạt động giảng dạy tại trường Đại học Đại Nam phản ánh kết quả tốt. Giảng viên được đánh giá là dạy tốt chiếm bình quân trên 80%, khá chiếm khoảng 20% và không có giảng viên bị đánh giá chất lượng giảng dạy trung bình. Hơn nữa, những điểm tồn tại được trao đổi và có kế hoạch hành động khắc phục một cách cụ thể nên chất lượng giảng dạy ngày càng được nâng cao đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động.
Tài liệu tham khảo:
1. Caldwell, B., & Spinks, J. M. (1992). Leading the self-managing school. Psychology Press.
2. Santiago, P., & Benavides, F. (2009). Teacher evaluation: A conceptual framework and examples of country practices. Paper for presentation at the OECD Mexico, 1-2.
PV