+Aa-
    Zalo

    Đại gia Việt đang "giấu" tiền ở đâu?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Đại gia Việt, các nhà đầu tư Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2015 đã đầu tư hơn 155,4 triệu USD ra nước ngoài, tập trung chủ yếu ở các nước Lào, Mỹ và Đức...

    (ĐSPL) - Đại gia Việt, các nhà đầu tư Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2015 đã đầu tư hơn 155,4 triệu USD ra nước ngoài, trong đó tập trung chủ yếu ở các nước Lào, Mỹ và Đức.

    Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 6 tháng đầu năm 2015, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã cấp Giấy chứng nhận đầu tư ra nước ngoài cho 47 dự án đầu tư sang 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, với 19 lượt điều chỉnh vốn, tổng vốn đăng ký mới và điều chỉnh của nhà đầu đầu tư Việt Nam là 155,4 triệu USD.

    Về đối tác đầu tư, quốc gia thu hút vốn nhiều nhất là Lào, có 4 dự án mới và 2 lượt điều chỉnh, tổng vốn đầu tư đăng ký của nhà đầu tư Việt Nam tại thị trường này đạt 53,9 triệu USD (chiếm gần 35\% tổng vốn đầu tư đăng ký).

    Đứng thứ hai là thị trường Mỹ với 50,8 triệu USD (chiếm 32,7\% tổng vốn đầu tư đăng ký) trên 7 dự án cấp mới và 1 lượt điều chỉnh. Đứng thứ ba là CHLB Đức có 1 dự án mới, 1 lượt điều chỉnh với tổng vốn đầu tư đăng ký là 26,5 triệu USD (chiếm 17\% tổng vốn đầu tư đăng ký).

     Đại gia Việt, các nhà đầu tư Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2015 đã đầu tư hơn 155,4 triệu USD ra nước ngoài, trong đó tập trung chủ yếu ở các nước Lào, Mỹ và Đức.

    Các dự án tập trung chủ yếu vào thị trường Myanmar với 8 dự án cấp mới. Mỹ có 7 dự án cấp mới. Số dự án còn lại phân bổ ở một số quốc gia khác.

    Như vậy, có thể thấy hoạt động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam gần đây không chỉ tăng trưởng nhanh chóng ở các thị trường truyền thống, mà còn mở rộng sang các quốc gia khác. Một số thị trường khác cũng tập trung nhiều vốn như Angieri, Malaysia, Myanmar, Hoa Kỳ…

    Các nhà đầu tư Việt Nam tập trung vốn chủ yếu vào lĩnh vực khai khoáng, với duy nhất 1 dự án mới, tổng vốn đầu tư đạt 42,5 triệu USD (chiếm 27,4\% tổng vốn đầu tư đăng ký). Đứng thứ hai là ngành bán buôn và bán lẻ; sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác có 18 dự án mới, 3 lượt dự án điều chỉnh, với 39,3 triệu USD vốn đăng ký (chiếm 25,3\% tổng vốn đầu tư đăng ký).

    Đứng thứ ba là hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm có 3 lượt dự án điều chỉnh, tổng vốn đăng ký 29,5 triệu USD (chiếm 19\% tổng vốn đầu tư đăng ký). Còn lại là một số lĩnh vực khác.

    Nhìn chung, hoạt động đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam đã có tính đa dạng hơn so với thời gian trước, về cả thị trường đầu tư lẫn lĩnh vực đầu tư. Bên cạnh dòng vốn đầu tư của nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước thì đầu tư của khối tư nhân, đặc biệt là của cá nhân, các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng ngày càng tăng.

    Trong năm 2014, có 12,5\% dự án đầu tư ra nước ngoài được cấp phép là của nhà đầu tư cá nhân, 76\% dự án của các công ty tư nhân.

    Ngọc Anh (Tổng hợp)

    [mecloud]TU3i7Fv8BL[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dai-gia-viet-dang-giau-tien-o-dau-a105601.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.