+Aa-
    Zalo

    Đại gia Việt "chia tay" trăm tỷ trong ngày Anh rời EU

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Hàng loạt cổ phiếu có giá lao dốc mạnh trong phiên giao dịch ngày 24/6, khiến tài sản của nhiều đại gia tiêu hao đáng kể.

    (ĐSPL) - Hàng loạt cổ phiếu có giá lao dốc mạnh trong phiên giao dịch ngày 24/6, khiến tài sản của nhiều đại gia tiêu hao đáng kể.

    Nhiều đại gia Việt chia tay trăm tỷ chỉ trong 1 ngày

    Tin tức trên báo Tri thức trực tuyến, sau những phút hoảng loạn đầu giờ chiều khi chỉ số Vn-Index mất đến hơn 34 điểm, vốn hóa thị trường sàn TP HCM bốc hơi đến 75.000 tỷ đồng, nhà đầu tư dần bình tĩnh trở lại và dòng tiền lớn đổ mạnh vào thị trường mua cổ phiếu rẻ. Nhờ vậy, chốt phiên giao dịch ngày 24/6, VN-Index đã được cứu, chỉ giảm 11,5 điểm. Vốn hóa sàn HOSE cũng chỉ bị thổi bay 30.000 tỷ đồng.

    Giảm mạnh nhất trong ngày hoảng loạn của thị trường chứng khoán Việt chính là các cổ phiếu đại gia. Đa số các cổ phiếu có giá đều lao dốc khiến tài sản của những người giàu nhất thị trường chứng khoán cũng hao hụt mạnh trong phiên ngày 24/6. Theo đó, ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup (VIC) mất hơn 500 tỷ đồng do mỗi cổ phiếu VIC giảm 1.000 đồng.

    Người giàu thứ 2 trên thị trường chứng khoán là ông chủ Tập đoàn Hòa Phát cũng bị mất 240 tỷ, do giá cổ phiếu HPG giảm 1.300 đồng.Vốn hóa thị trường của Hòa Phát bốc hơi hơn 950 tỷ đồng.

     Đa số các cổ phiếu có giá đều lao dốc khiến tài sản của những người giàu nhất thị trường chứng khoán cũng hao hụt mạnh trong phiên hôm 24/6. (Ảnh minh họa).

    Từ đầu năm 2016 đến nay, tài sản của ông Trần Đình Long gia tăng đáng kể nhờ sự bứt phá của cổ phiếu HPG, sau khi ngành thép được Bộ Công Thương bảo hộ chống phá giá. Nhờ vậy mà dù tài sản hao hụt đến 240 tỷ, còn 7.152 tỷ, ông Long vẫn vững vàng ở vị trí phía sau ông chủ Vingroup.

    Bầu Đức cũng mất thêm 105 tỷ đồng trong phiên giao dịch hôm nay. Cụ thể, cổ phiếu HAG của Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai giảm 300 đồng, hiện chỉ còn 7.400 đồng một cổ phiếu.

    Ông chủ của Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) Nguyễn Duy Hưng cũng không may mắn, khi mỗi cổ phiếu SSI giảm 500 đồng. Theo thống kê, với số lượng cổ phiếu SSI đang nắm giữ, tài sản của ông Hưng giảm hơn 25 tỷ đồng.

    Thị trường toàn cầu vào chế độ khủng hoảng

    Báo Thanh niên dẫn nguồn tin theo CNN, giữa bối cảnh cực kỳ biến động, bảng Anh (GBP) vừa giảm hơn 11\% đến dưới mức 1 GBP ngang giá 1,33 USD, thấp nhất kể từ năm 1985. Đồng euro (EUR) cũng sụt giá rất mạnh.

    Với hơn 85\% số phiếu được kiểm, hãng tin CNN dự đoán rằng chiến dịch Rời đi sẽ giành chiến thắng. Các phương tiện truyền thông hàng đầu nước Anh cũng gọi kết quả là Brexit.

    Tâm trạng hoảng sợ gây nên biến động lớn trên các thị trường chứng khoán châu Á. Chỉ số Nikkei của Nhật Bản giảm 7,6\%, Hang Seng của Hồng Kông hạ 4,7\%.

    Giới đầu tư “đua nhau” chạy về những tài sản trú ẩn an toàn như yen Nhật, đồng tiền tăng giá mạnh so với đô la Mỹ. Giá vàng tăng khoảng 6\%.

    Nhân viên giao dịch của hãng môi giới toàn cầu BGC Partners làm việc ở trung tâm tài chính Canary Wharf, chờ đợi thị trường chứng khoán châu Âu mở cửa sáng 24/6 giờ địa phương.

    Cổ phiếu các ngân hàng Anh được giao dịch ở Hồng Kông chịu ảnh hưởng nặng nề. Cổ phiếu HSBC hạ 11\%, cổ phiếu Standard Chartered lao dốc hơn 12\%. Trước đó, hàng loạt nhà băng lớn như Deutsche Bank, HSBC, JPMorgan Chase và Citibank đều lên tiếng cảnh báo về khả năng di dời hoạt động và công ăn việc làm ra khỏi Anh, nếu nước này chọn Brexit.

    Tài chính là một ngành cực kỳ quan trọng với Anh. Ngành dịch vụ tài chính chiếm khoảng 8\% nền kinh tế Anh, và gần 4\% - tương đương 1,2 triệu - việc làm ở Anh. Các nhà băng lớn xem Anh là bàn đạp cho hoạt động kinh doanh của họ ở châu Âu. Trường hợp Brexit làm tách rời mối liên kết này.

    Tất cả dấu hiệu trên thị trường đều chỉ đến một đợt lao dốc cổ phiếu các ngân hàng toàn cầu ở châu Âu và Mỹ. Thị trường thế giới đang ở trong chế độ khủng hoảng, chạm mức thấp mới. Thị trường Anh sẽ mở cửa giao dịch vào 8 giờ sáng 24.6 giờ địa phương.

    “Các thị trường đã đặt cược vào chuyện Anh ở lại EU trong vài ngày qua và khi kết quả đầu tiên được công bố, tình hình đảo ngược”, nhà kinh tế kiêm cựu quan chức chính phủ Anh Vicky Pryce cho biết.

    Bà Vicky Pryce đã theo dõi kết quả trưng cầu dân ý tại Trường Kinh tế London (LSE), nơi mà tâm trạng nhiều người đang rất lo lắng. Hầu hết những người có mặt, và hầu hết giới chuyên gia kinh tế, muốn Anh ở lại Liên minh châu Âu (EU). Họ lo ngại Brexit có thể làm tổn thương kinh tế Anh, làm giá cả bảng Anh sụt giảm.

    “Tôi vừa nhìn thấy tiền lương của mình bốc hơi”, Giáo sư kinh tế và chiến lược Luis Garicano tại LSE nói, nhắc đến chuyện bảng Anh lao dốc sau khi kết quả được đưa ra.

    Lo ngại về chuyện Anh “chia tay” EU đã và đang gây hỗn loạn trên thị trường quốc tế những tuần gần đây. Chỉ số FTSE 100 biến động dữ dội, GBP biến động mạnh hơn cả những ngày khủng hoảng tài chính năm 2008 - 2009.

    Ngọc Anh (Tổng hợp)

    Nguồn: Người đưa tin

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dai-gia-viet-chia-tay-tram-ty-trong-ngay-anh-roi-eu-a136696.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan