(ĐSPL) - Bầu Kiên dù đang ngồi tù nhưng tài sản của vị đại gia này vừa có thêm gần 32 tỷ, vợ bầu Kiên- bà Đặng Ngọc Lan cũng được "tặng" gần 39 tỷ trong ngày 2/7.
Vợ chồng bầu Kiên kiến gần trăm tỷ một ngày
Dường như 2015 là năm của cổ phiếu ngân hàng. Từ đầu năm, nhiều mã đã tăng 50\%, thậm chí tăng gấp đôi. Nhưng cổ phiếu ngân hàng vẫn chưa muốn dừng lại. Ngày 2/7, cổ phiếu ngành này bất ngờ đua nhau tăng rất mạnh, góp phần giúp VN-Index vượt qua ngưỡng quan trọng 600 điểm rất dễ dàng.
BID của ngân hàng BIDV là cổ phiếu bứt phá mạnh nhất. Giảm nhẹ đầu phiên nhưng tới giữa phiên, BID bất ngờ tăng trần, tăng 1.500 đồng/CP lên 23.400 đồng/CP. Trên bảng giao dịch điện tử, dư mua trần BID đạt hơn 370.000 đơn vị. Trong khi đó, bên dư bán hoàn toàn trống trơn.
Đã có tới hơn 4 triệu cổ phiếu BID được chuyển nhượng thành công. Đây là con số khá lớn vì khối lượng giao dịch bình quân 10 phiên của BID chỉ khoảng 1,9 triệu đơn vị. Hôm nay, khối ngoại mua vào hơn 540.000 cổ phiếu BID.
Đà tăng này của BID giúp vốn hóa thị trường ngân hàng BIDV tăng 4.722,19 tỷ đồng lên 73.666,09 tỷ đồng.
Không tăng sớm như BID nhưng VCB của Vietcombank cũng chốt phiên trong sắc tím. VCB tăng 3.000 đồng/CP lên 51.500 đồng/CP. Tuy nhiên, khác với BID, khối lượng giao dịch của VCB khá khiêm tốn khi nhà đầu tư tiết cung cổ phiếu này.
Chốt phiên 2/7, bà Đặng Ngọc Lan, Thành viên HĐQT Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, cổ đông cá nhân lớn nhất tại ACB có thêm 38,5 tỷ đồng. Trong khi đó, bầu Kiên, cổ đông cá nhân lớn thứ hai có thêm 31,57 tỷ đồng. |
Sức nóng của VCB giúp Vietcombank được “tặng” món quà không hề nhỏ. Chỉ trong phiên 2/7, vốn hóa thị trường của Vietcombank tăng 7.995,06 tỷ đồng lên 137.248,55 tỷ đồng. Vietcombank đang là ngân hàng có vốn hóa lớn nhất thị trường.
Không chốt phiên trong sắc tím nhưng cả CTG của Vietinbank, EIB của Eximbank và STB của Sacombank đều tăng rất mạnh.
Có thời điểm suýt tăng trần nhưng tới cuối phiên, CTG hạ nhiệt một chút và tăng 1.000 đồng/CP lên 19.800 đồng/CP. CTG giúp vốn hóa thị trường Vietinbank tăng 3.723,4 tỷ đồng lên 73.723,41 tỷ đồng, cao hơn BIDV một chút.
Không bứt phá nhưng EIB vẫn có thêm 400 đồng/CP và dừng ở mức 13.300 đồng/CP. Đây là sự cố gắng vì trong 6 phiên gần đây, EIB chỉ biết giảm hoặc đứng giá. Nhờ vào đà tăng này của EIB, vốn hóa thị trường ngân hàng Eximbank cộng thêm 491,77 tỷ đồng.
Hôm nay, tất cả các cổ phiếu ngân hàng trên sàn Tp.HCM đều có chung “kịch bản”. Đó là giảm nhẹ đầu phiên rồi bứt phá từ giữa phiên. STB cũng đi theo kịch bản này nhưng lại có đà tăng khiêm tốn hơn một chút.
Chốt phiên 2/7, STB tăng 200 đồng/CP. Tăng nhẹ nhưng STB lại được nhà đầu tư nước ngoài quan tâm nhất khi mua vào hơn 1,2 triệu cổ phiếu STB. Nhờ đó, vốn hóa thị trường Sacombank có thêm 248,5 tỷ đồng.
Ông Trần Phát Minh và ông Trầm Trọng Ngân được hưởng lợi nhiều nhất từ đà tăng này của STB khi họ là những cổ đông cá nhân lớn nhất tại Sacombank.
Cụ thể, khối tài sản của ông Trần Phát Minh, Thành viên Hội đồng quản trị công ty chứng khoán Phương Nam có thêm 10,9 tỷ đồng. Đó cũng là số tiền mà ông Trầm Trọng Ngân, Phó Chủ tịch thường trực Ngân hàng TMCP Phương Nam được “tặng”. Nhờ sở hữu khối tài sản lên tới hơn 1.000 tỷ đồng, hai vị đại gia ngân hàng này đang nằm ở vị trí 14 và 15 trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Trên sàn Hà Nội, cổ phiếu ngân hàng không bứt phá mạnh như sàn Tp.HCM nhưng ACB vẫn chứng tỏ vị thế blue-chip của mình khi tăng đáng kể, tăng 1.000 đồng/CP lên 21.700 đồng/CP. Vốn hóa thị trường của ngân hàng ACB tăng 937,7 tỷ đồng.
Hàng loạt cổ đông lớn của ACB kiếm được hàng trăm tỷ trong phiên giao dịch 2/7. Mặc dù lượng cổ phiếu ACB của vợ chồng bầu Kiên bị phong tỏa nhưng nếu xét trên giấy tờ thì lượng cổ phiếu này vẫn sinh sôi nảy nở mỗi khi ACB tăng giá.
Chốt phiên 2/7, bà Đặng Ngọc Lan, Thành viên HĐQT Ngân hàng Việt Nam Thương Tín, cổ đông cá nhân lớn nhất tại ACB có thêm 38,5 tỷ đồng. Trong khi đó, bầu Kiên, cổ đông cá nhân lớn thứ hai có thêm 31,57 tỷ đồng.
Khiêm tốn hơn một chút, SHB tăng 300 đồng/CP lên 8.400 đồng. Vốn hóa thị trường của ngân hàng bầu Hiển có thêm 265,97 tỷ đồng.
Là cổ đông cá nhân lớn nhất tại SHB, bầu Hiển được SHB “tặng” hơn 8 tỷ đồng. Trong khi đó, bà Đỗ Thị Thu Hà, chị gái bầu Hiển có thêm 6 tỷ đồng.
Như vậy, chỉ trong một phiên, vốn hóa thị trường của các ngân hàng có cổ phiếu niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam tăng thêm hơn 18.330 tỷ đồng.
Vợ chồng bầu Kiên đều lọt top giàu nhất Việt Nam
Bà Đặng Ngọc Lan hiện đang nắm giữ hơn 38,5 triệu cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB), tương ứng với khối tài sản trị giá 650 tỷ đồng.
Nếu tính đến ngày 23/2/2015 thì bà Lan hiện đang xếp thứ 28 trong Top 200 người giàu nhất sàn chứng Việt.
Còn nếu xét theo Bảng xếp hạng 50 nữ doanh nhân giàu nhất sàn chứng khoán Việt thì hiện vợ của bầu Kiên đang đứng vị trí thứ 10.
Kể từ đầu năm 2015 đến nay, bà Đặng Ngọc Lan cũng "bỏ túi" thêm gần 70 tỷ đồng nhờ cổ phiếu ACB tăng giá.
Bà Lan đã có hơn 17 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, đã tham gia vào nhiều dự án phát triển và đầu tư quan trọng tại Ngân hàng Á Châu.
Từ những kinh nghiệm được tích lũy trong quá trình công tác, bà Lan đã góp phần cùng HĐQT trong việc xây dựng chiến lược phát triển của VietBank.
Hiện nay, bà Lan là Phó ban Kiểm toán nội bộ, Ngân hàng Á Châu, thành viên HĐQT VietBank.
Bà Lan cũng từng xếp vị trí thứ 4 trong top 10 người phụ nữ giàu nhất thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2007. Bà từng là cử nhân trường Đại học Ngoại ngữ (nay là trường Đại học Hà Nội).
Riêng ông Nguyễn Đức Kiên, với việc nắm giữ hơn 31,5 triệu cổ phiếu ACB, bầu Kiên cũng đang giữ vị trí thứ 37 trong Top 200 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt với khối lượng tài sản lên đến 533 tỷ đồng.
Ngọc Anh(Tổng hợp)
[mecloud]CVLx4sxxDi[/mecloud]