+Aa-
    Zalo

    Đại gia bỏ 3.200 tỷ "lấp" sông Đồng Nai "khủng" cỡ nào?

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Đại gia bỏ 3.200 tỷ lấp sông Đồng Nai là công ty Toàn Thịnh Phát do ông Huỳnh Phú Kiệt làm Chủ tịch HĐQT.

    (ĐSPL) - Đại gia bỏ 3.200 tỷ lấp sông Đồng Nai là công ty Toàn Thịnh Phát do ông Huỳnh Phú Kiệt làm Chủ tịch HĐQT.
    Đại gia muốn lấp sông Đồng Nai
    Mới đây UBND tỉnh Đồng Nai đã chấp nhận dự án đầu tư “Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai” của công ty Toàn Thịnh Phát (thuộc tập đoàn Thành Thành Công). Dự án có tổng diện tích hơn 80.000 mét vuông, trong đó phần đất lấn ra sông Đồng Nai là hơn 70.000 mét.
    Công ty cổ phần đầu tư - kiến trúc - xây dựng Toàn Thịnh Phát khởi công "Dự án Cải tạo cảnh quan và phát triển đô thị ven sông Đồng Nai" hồi tháng 9/2014 với tổng vốn đầu tư 3.200 tỷ đồng.
    Theo chủ đầu tư, sau khi hoàn thành nơi này sẽ là khu phức hợp bao gồm cao ốc văn phòng, nhà biệt thự, chung cư, và khách sạn 4 đến 5 sao, công viên.
    Tuy nhiên hiện nay đang có nhiều ý kiến cho rằng việc “lấp” sông Đồng Nai làm dự án sẽ làm thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiện trạng sông Đồng Nai.
    Ông Huỳnh Phú Kiệt, Chủ tịch HĐQT Công ty Toàn Thịnh Phát - chủ đầu tư dự án khu đô thị 8,4 ha lấp sông Đồng Nai cho biết: "Chúng tôi làm dự án không phải vì lợi nhuận, đầu tiên là vì mục tiêu cải tạo cảnh quan dòng sông. Báo cáo tác động môi trường do Sở TN-MT thực hiện cho thấy không ảnh hưởng đáng kể đến dòng chảy”.
    Ông Kiệt nói thêm: "Chúng tôi đã tổ chức nhiều hội thảo để lấy ý kiến của các chuyên gia, gặp nhiều chuyên gia, kiến trúc sư để xin ý kiến. Đến nỗi trạm bơm phải vẽ, lên phương án thiết kế 18 lần. Dự án rộng 8,4 ha, trong đó chỉ hơn 30\% là khai thác thương phẩm, còn lại hơn 60\% là cây xanh, hạ tầng. Hồi nhỏ tôi hay tắm con sông này. Nên tôi muốn tạo trạm bơm như một điểm nhấn, là một khán đài xem bơi thuyền, lễ hội ven sông. Tôi muốn làm dự án cho nó đẹp hơn."

    Phối cảnh khu thương mại được xây dựng trên sông Đồng Nai (ảnh internet)

    Video: Dân mất ăn mất ngủ vì dự án lấp sông Đồng Nai.

    Theo báo cáo thường niên năm 2013 của công ty CP Đầu tư - Kiến trúc - Xây dựng Toàn Thịnh Phát, việc thực hiện triển khai giai đoạn 1 gồm các hạng mục như Xây dưng tuyến kè, san lấp, di dời trạm bơm. Thi công hạ tầng kỹ thuật, đường giao thông, cấp thoát nước, điện và thông tin liên lạc. Bên cạnh đó là thi công 108 ăn phần thô nhà phố thương mại, cây xanh. Kế hoạch doanh thu cho 108 căn phố liền kề (bán hầm, trệt, lửng và 3 lầu) ước đạt 555 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận 200 tỷ đồng trong vòng 3 năm kể từ 2015 – 2017.
    Giai đoạn 2 từ 2017 – 2020 gồm căn hộ kết hợp thương mại dịch vụ (đất thương phẩm 15,4 ha), khách sạn 4-5 sao (đất thương phẩm 4,3 ha) và văn phòng kết hợp thương mại dịch vụ (đất thương phẩm 6,8ha) với mức lợi nhuận kỳ vọng là 260 tỷ đồng (trên giá bán bình quân 30 triệu đồng/m2).
    Sau khi hoàn thành, khu vực này sẽ hình thành khu khách sạn, nhà phố thương mại, siêu thị, chung cư, cao ốc văn phòng, công viên trên sông.
    Trong tổng diện tích 84.042 m2 của dự án, phần lấn sông là 77.217 m2; phần đất hiện hữu chỉ khoảng 6.825 m2. Đặc biệt, đoạn lấn ra sông xa nhất đến hơn 100 m.
    Tuy nhiên, ngày 23/3, Mạng lưới sông ngòi Việt Nam kiến nghị UBND tỉnh Đồng Nai rút giấy phép dự án do lo ngại những ảnh hưởng của nó.
    Đại gia Toàn Thịnh Phát giàu cỡ nào?
    Ngày 28/4/2002 Công ty TNHH Kiến trúc – Xây dựng Tân Thịnh Phát được thành lập, trụ sở đặt tại số 10B Kỳ Đồng, Quận 3, TP Hồ Chí Minh hoạt động trong lĩnh vực thiết kế kiến trúc và thi công xây dựng.
    Năm 2003 Tân Thịnh Phát được chuyển sang mô hình công ty cổ phần với tên gọi mới là Công ty Cổ Phần Đầu Tư - Kiến Trúc - Xây Dựng Toàn Thịnh Phát (TTP Corp.), trụ sở đặt tại số 284 Đào Duy Anh, Phường 9, Quận Phú Nhuận.
    Sau khi một số dự án đầu tư giáo dục được xây dựng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai như Trường Lê Quý Đôn – Biên Hòa, trường Trịnh Hoài Đức (Trảng Bom), tháng 2/2012, Toàn Thịnh Phát quyết định đặt trụ sở chính của Công ty tại Đồng Nai – đánh dấu sự phát triển của Công ty tại địa phương và khẳng định sự gắn bó hợp tác giữa hai bên.
    Sau đó hơn 1 năm, Công ty CP Đầu tư Kiến trúc và Xây dựng Toàn Thịnh Phát khánh thành trung tâm Thương mại – Dịch vụ - Căn hộ The Pegasus Plaza tại TP Biên Hòa với diện tích xây dựng hơn 62.000m2 trên khu đất 4.600m2. Đây là Trung tâm thương mại lớn nhất, quy mô nhất tỉnh Đồng Nai  gồm 3 phân khu: Khu trung tâm thương mại – dịch vụ, Khu cao ốc văn phòng và Khu Căn hộ.
    Đến nay, Toàn Thịnh Phát là cái tên khá tiếng tăm trong lĩnh vực xây dựng tại Đồng Nai và Bình Dương. Hiện tập đoàn này sở hữu rất nhiều công trình hạng sang trên nhiều lĩnh vực: thi công xây dựng, giáo dục và đầu tư…

    Ông Huỳnh Phú Kiệt, Chủ tịch HĐQT Công ty Toàn Thịnh Phát - chủ đầu tư dự án khu đô thị 8,4 ha lấp sông Đồng Nai

    Đơn cử, trong lĩnh vực thi công xây dựng, tập đoàn này đã xây dựng thành công hệ thống các điểm giao dịch ngân hàng Sacombank trong cả nước, cao ốc Hội sở Sacombank, cao ốc văn phòng Thanh Lễ, cao ốc văn phòng Khang Thông, khách sạn Ngọc Lan (Đà Lạt), Hana Beach Resort & Spa, Khách sạn Thanh Bình 4, nhà xưởng Công ty Liên Doanh Medevice 3S, Bar Cafe Điểm Hẹn Sài Gòn, khu biệt thự Bình Dương, nhà xưởng gạch Đồng Tâm, Data Center Sacombank, trường Trịnh Hoài Đức, trường Lê Quý Đôn, trường THPT Tân Phú…
    Trong những năm gần đây, Toàn Thịnh Phát tiếp tục thực hiện các công trình: khu tái định cư - hành chính Long An, Khu đô thị mới thị xã Tân An (Long An), Cao ốc văn phòng Việt Thái, Hoa Sen, làng biệt thự The Pegasus Residence, trung tâm thương mại dịch vụ nhà ở The Pegasus Plaza, trụ sở điện lực Tân Bình…
    Dự án biệt thự của TTP tại Bình Dương Trên lĩnh vực tư vấn thiết kế kiến trúc, số công trình điển hình Toàn Thịnh Phát đã thực hiện như: Sở ngoại vụ Đồng Nai, quy hoạch KCN Minh Hưng – Hàn Quốc, Trung tâm TDTT Quốc Phòng 2 – QK7, Trung tâm TDTT Quốc phòng II – Quân khu 7, Cao ốc COMECO, Bar White Star – Đinh Bộ Lĩnh, Chung cư Cellica, Mountaintown Hotel- Đà Lạt, Hana Beach Resort, Nhà Thiếu Nhi Quận 1, các trụ sở của Hệ thống ngân hàng Sacombank, ngân hang Đại Á, ngân hàng Vietcombank…
    Ngoài ra, một công ty con của TTP chuyên đảm trách phần khảo sát, lập dự án, thi công xây dựng tất cả các công trình dân dụng, công nghiệp, chuyên cung cấp các máy móc, thiết bị thi công với danh mục các thiết bị chuyên dụng tiên tiến và hiện đại nhất cho ngành xây dựng.
    Trên lĩnh vực giáo dục, hiện TTP sở hữu một hệ thống giáo dục xuyên suốt với các cấp bậc từ mầm non - tiểu học - trung học, với 9 ngôi trường đặt tại TP Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai.
    Đáng kể hơn cả là những dự án có vốn đầu tư hàng trăm tỷ đồng như khu nghỉ dưỡng cao cấp The Pegasus Resort – Kê Gà tại Kê Gà, Hàm Thuận Nam, Bình Thuận; làng biệt thự chuyên gia Bình An – Villa Bình An (Bình Dương); Làng biệt thự khép kín “The Pegasus Residence”, Trung tâm Thương mại – Dịch vụ - Nhà ở “The Pegasus tại Biên Hòa, Đồng Nai; The Pegasus Plaza cao 80m tại Đồng Nai…
    AN NHIÊN (Tổng hợp)
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dai-gia-bo-3200-ty-lap-song-dong-nai-khung-co-nao-a88573.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Đại gia muốn chi 63.000 tỷ xây sân bay Long Thành

    Đại gia muốn chi 63.000 tỷ xây sân bay Long Thành "khủng" cỡ nào?

    (ĐSPL)- Đại gia ngoại đặt vấn đề chính thức với Bộ GTVT về việc đầu tư 63.000 tỷ xây dựng sân bay Long Thành là Tập đoàn ADP, ADP được coi là tập đoàn quản lý sân bay lớn thứ hai thế giới về doanh thu và đứng đầu thế giới về việc vận chuyển hàng hóa, thư từ bằng đường hàng không.