+Aa-
    Zalo

    Đại gia bán lẻ Thái Lan “bắt bài” tâm lý tiêu dùng của người Việt

    • DSPL

    (ĐS&PL) - "Hành vi mua sắm của người dân Việt Nam ngày càng giống với Thái Lan"

    "Hành vi mua sắm của người dân Việt Nam ngày càng giống với Thái Lan".

    Dư luận gần đây đang chú ý đến động thái đầu tư vào hệ thống bán lẻ ở Việt Nam của các doanh nhân Thái Lan. Kế tiếp sự việc tỷ phú Thái Lan đã sở hữu hệ thống Metro, đang có nhiều nhà kinh doanh Thái Lan khác tích cực mở cơ hội cho mình khi xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Trong đó, nhà bán lẻ nổi tiếng Thái Lan, hệ thống Robins Department Store đã công bố sẽ có mặt ở thị trường TP.HCM từ tháng 11/2014.

    Để tìm hiểu kỹ hơn những yếu tố tại thị trường Việt đã thu hút sự đầu tư của các doanh nghiệp Thái Lan, PV đã có cuộc trao đổi cùng ông Munish Rishi, Giám đốc vùng hệ thống bán lẻ Robins Department Store.

    Chúng tôi được biết đến tháng 11/2014 này, hệ thống Robins mới có mặt ở thị trường TP.HCM. Nhưng thực chất hệ thống đã có mặt tại Hà Nội từ trước. Vì sao Robins lại có quyết định đầu tư như vậy?

    Cả 2 thị trường TP.HCM và Hà Nội theo chúng tôi đều có tiềm năng lớn cho doanh nghiệp, nên Robins đã chọn đây là những thành phố chiến lược chủ đạo khi đi vào thị trường Việt Nam.

    Nhiều người đặt câu hỏi tại sao Robins không vào TP.HCM trước vì khoảng cách từ đây sang Thái Lan gần hơn. Theo tôi, điều đó không phải là vấn đề.

    Cả hai thành phố Hà Nội và TP.HCM đều khá gần với Thái Lan về mặt con người và văn hóa, đó là yếu tố quan trọng thu hút sự đầu tư của chúng tôi.

    Chúng tôi quyết định mở 2 trung tâm mua sắm lớn tại 2 thành phố này trong năm 2014, là dựa trên sự tăng trưởng đều đặn của dân số và thu nhập cá nhân tại Việt Nam trong những năm qua. Những chỉ số thu được cho thấy đang có sự tăng trưởng bền vững của các thị trường này. Cạnh đó, là xu hướng đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang gia tăng, tạo đòn bẩy hiệu quả cho nền kinh tế Việt Nam cũng như thị hiếu tiêu dùng mạnh mẽ hơn ở thị trường.

    Vậy theo ông, áp lực cạnh tranh tại thị trường TP.HCM cũng như Việt Nam có gì khác biệt với thị trường Thái Lan, mảnh đất truyền thống của Robins?

    Mỗi quốc gia luôn có một môi trường làm ăn và cạnh tranh riêng. Nhưng với Hà Nội và TP.HCM, thật đáng kinh ngạc với chúng tôi, là các tính chất thị trường lại rất giống Thái Lan. Nhất là hành vi mua sắm của người dân Việt Nam ngày càng giống với Thái Lan. Nhiều người Việt Nam lâu nay cũng chỉ sang Thái Lan với mục đích mua sắm.

    Đại gia bán lẻ Thái Lan “bắt bài” tâm lý tiêu dùng của người Việt

    Tạo dựng phong cách hiện đại, hấp dẫn trong mô hình trung tâm mua sắm là ưu thế của các nhà bán lẻ Thái Lan.

    Cho nên, nếu chúng tôi có thể mang những kinh nghiệm kinh doanh hiệu quả nhất từ Thái Lan để áp dụng vào thị trường bán lẻ tại Việt Nam.

    Tôi xin nêu rõ một chút về lợi thế của Robins, là luôn tạo mô hình trung tâm mua sắm hiện đại, với những chương trình tiếp thị mới mẻ, ưu đãi đặc biệt, đầy sức cạnh tranh.

    Vậy có gì khác biệt về tâm lý và thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam hay không, và Robins có cần điều chỉnh gì để thỏa mãn tâm lý và thị hiếu ấy?

    Theo chúng tôi nhận thấy, tâm lý và thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam có chút khác biệt giữa miền Nam và miền Bắc. Người tiêu dùng miền Nam hay có quyết định mua hàng nhanh khi họ đã yêu thích mặt hàng đó. Người tiêu dùng miền Bắc thì sẽ còn cân nhắc thêm các yếu tố như thương hiệu, giá cả… rồi mới mua hàng. Nhưng cả 2 đều có điểm chung: Chuộng thương hiệu nước ngoài và coi trọng chất lượng sản phẩm.

    Đại gia bán lẻ Thái Lan “bắt bài” tâm lý tiêu dùng của người Việt

    Robins cam kết hợp tác cùng các thương hiệu bán lẻ Việt Nam để cùng tạo cơ hội làm ăn.

    Chúng tôi sẽ điều chỉnh cách phục vụ của mình theo hướng tích hợp tốt những tâm lý tiêu dùng đó, bằng những sản phẩm chất lượng được lựa chọn kỹ càng từ các thương hiệu hàng đầu thế giới, của Thái Lan và Việt Nam. Ưu thế của chúng tôi là có đội ngũ quản lý nhiều kinh nghiệm về bán lẻ, sẽ chọn đúng các mặt hàng cần và định hướng cách khai thác tốt nhất.

    Theo ông, tỷ lệ hàng nội địa Việt Nam trong kênh bán hàng Robins lần này sẽ như thế nào, để không tạo ra mâu thuẫn tâm lý tiêu dùng đang định hình tại thị trường Việt Nam là vận động dùng hàng Việt?

    Các thương hiệu hàng hóa tại Robins chúng tôi là tập hợp từ nhiều nước trên thế giới, và từ Thái Lan, đặc biệt sẽ có các thương hiệu độc quyền lần đầu tiên có mặt ở Việt Nam như Supersports. Đó là 1 điểm ưu thế để người tiêu dùng nhìn nhận chúng tôi tích cực hơn.

    Nhưng chúng tôi không xác định việc mở rộng hàng hóa thương hiệu ngoại là đích đến khi đi vào thị trường Việt Nam. Thực tế, chúng tôi ủng hộ các doanh nghiệp và sản xuất Việt Nam hợp tác để thúc đẩy thị trường bán lẻ theo hướng nội địa hóa tích cực hơn.

    Điển hình về mặt hàng giày dép tại Robins Hà Nội thời gian qua, chúng tôi đã tham gia giới thiệu nhiều thương hiệu nội địa Việt Nam, thu được kết quả tốt.

    Chúng tôi đang mở rộng thị trường sang Thái Lan cho các nhãn hàng đó, thông qua chuỗi 45 cửa hàng của chúng tôi. Đây sẽ là hướng phát triển lâu dài giữa chúng tôi với các nhãn hàng Việt Nam.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dai-gia-ban-le-thai-lan-bat-bai-tam-ly-tieu-dung-cua-nguoi-viet-a45674.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan