Cuộc chiến dầu thô cùng với chính sách bao vây và cấm vận từ phương Tây gợi nhớ lại thời Chiến tranh lạnh với đòn đau từ Mỹ.
Sức chịu đựng của Nga trước gọng kìm cấm vận và giá dầu thô
Từ 0h00 ngày 12/9, EU quyết định áp đặt biện phạt trừng phạt kinh tế mới với Nga. Thị trường chứng khoán Nga bắt đầu chao đảo, tỷ giá đồng rúp – USD ngày 16/9 đã xuống thấp kỷ lục 38 rúp/01 USD (cụ thể là 38,68 rúp), đối với đồng euro – tỷ giá đã là 50,5 rúp/01 euro.
|
Giá dầu lao dốc có tác động tiêu cực đến kinh tế. |
Tính đến thời điểm hiện tại, Nga đang thiệt hại tới 140 tỷ USD (113 tỷ euro) mỗi năm do các biện pháp trừng phạt của Phương Tây liên quan đến cuộc xung đột ở Ukraine và giá dầu tụt dốc, song Tổng thống Vladimir Putin khẳng định những thiệt hại về kinh tế là "không đến mức tai hại".
Hãng tin RIA Novosti dẫn phát biểu của Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov tại một diễn đàn kinh tế ở Moskva cho hay: "Chúng tôi thiệt hại khoảng 40 tỷ USD mỗi năm do các biện pháp trừng phạt mang động cơ địa chính trị".
Theo ông Siluanov, giá dầu sụt giảm cũng khiến nền kinh tế Nga thiệt hại "khoảng 90 đến 100 tỷ USD mỗi năm". Tuy nhiên, ông hạ thấp tác động của các biện pháp trừng phạt với các thiệt hại về kinh tế khi cho rằng giá dầu thô mới là yếu tố quyết định.
Ngày 21/11, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak cho biết nước này đang cân nhắc cắt giảm sản lượng dầu để tăng giá. Theo ông Novak, Nga không có phương tiện kỹ thuật để nhanh chóng tăng hay giảm sản lượng dầu như Saudi Arabia, song Moskva đang nghiêm cứu "tính thiết thực của những biện pháp như vậy".
Liên quan đến giá dầu sụt giảm hay trượt giá đồng ruble của Nga, Tổng thống Putin đánh giá: "Kinh tế Nga bị ảnh hưởng từ những đòn trừng phạt của EU. Nhưng về nguy cơ "những hậu quả thảm khốc" thì tôi bác bỏ điều đó."
Đồng thời, Tổng thống Putin cũng nhấn mạnh: "Chúng tôi sẽ không sa vào con đường này trong bất kỳ hoàn cảnh nào và chẳng ai có thể vây hãm chúng tôi. Họ đang nói về những điều bất khả thi". Thực tế, Mỹ đang nỗ lực cô lập nước Nga và khiến nền kinh tế Nga suy thoái, thậm chí là khủng hoảng bằng các biện pháp trừng phạt mà họ và đồng minh theo đuổi.
Cay đắng với đòn của Reagan
Không phải đến bây giờ nền kinh tế Nga, đặc biệt là liên quan đến dầu mỏ mới chịu ảnh hưởng nặng nề từ những chính sách bao vây của phương Tây, mà từ những năm 1980, nền kinh tế Liên Xô đã 'nếm mùi' cay đắng bởi chính sách của Mỹ.
Khi đó, Tổng thống R.Reagan công bố quyết định áp dụng các biện pháp trừng phạt của Mỹ đối với tất cả các công ty và các nước sử dụng giấy phép sản xuất cũng như trang thiết bị, máy móc và vật liệu được sản xuất có ứng dụng công nghệ Mỹ nếu hợp tác với Liên Xô.
Quyết định này của Mỹ đã gây nên một làn sóng phản đối mạnh mẽ tại Châu Âu, nhưng lần này ít có nước nào dám chống lại. Và không lâu sau đó các dự án công nghiệp Xô Viết (trước hết là dự án đường dẫn khí đốt) đối mặt với nguy cơ Phương Tây cắt giảm cung cấp các mặt hàng công nghệ cao đã được thỏa thuận từ trước.
Nếu như vào cuối những năm 1970, tỷ lệ hàng hóa công nghệ cao trong xuất khẩu của Mỹ vào Liên Xô vượt 30\%, thì đến năm 1982, tỷ lệ này chỉ còn 7\%. Xu hướng như vậy cũng bắt đầu xuất hiện trong quan hệ kinh tế với Châu Âu.
Đòn tiếp theo của Mỹ giáng vào Liên Xô là trong lĩnh vực tiền tệ. Các khoản thu ngoại tệ chủ yếu của Liên Xô đều từ thị trường dầu mỏ, nơi mà mọi giao dịch thanh toán đều được thực hiện bằng USD. Từ mùa thu năm 1984, trong vòng một năm Mỹ đã phá giá đồng USD tới 25\%.
Từ thời gian đó, Liên Xô nhận được từ xuất khẩu dầu mỏ bằng đồng đôla đã giảm giá tới 1/4 và vẫn nhập khẩu hàng tiêu dùng và trang thiết bị từ Châu Âu bằng các đồng tiền đang lên giá của các nước này. Thặng dư thương mại Liên Xô ngày càng giảm.
Tháng 4/1985, Hội nghị Trung ương ĐCS Liên Xô họp và đưa ra các mục tiêu của chiến lược “cải tổ”. Nguyên nhân dẫn đến việc giới lãnh đạo Xô Viết đồng ý thay đổi là những khó khăn kinh tế mà Liên Xô đang phải đối mặt.
Video tham khảo:
EU đẩy mức độ cấm vận Nga lên mức cao nhất
Việc quá tập trung các nguồn lực chủ yếu để đối đầu với Mỹ đã làm tổn hại nặng cho nền kinh tế. Nhưng điều quan trọng nhất – khoảng cách tụt hậu công nghệ so với Phương Tây ngày càng tăng. Lại cũng chính vào thời điểm này, Mỹ đã thành công trong việc gây sức ép với Saudi Arabia để đánh sụp “chỗ dựa” của nền kinh tế Xô Viết. Mùa hè năm 1985, Saudi Arabia đã mở kho dự trữ dầu và tăng sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu.
Đến cuối năm 1985, sản lượng khai thác dầu của Saudi Arabia tăng từ 2 triệu thùng/ngày lên 10 triệu thùng/ngày – giá dầu trên thế giới giảm từ 30 xuống còn 12 USD/thùng. Chỉ riêng thiệt hại do giá dầu giảm của Liên Xô trong những tháng đó đã là hơn 10 tỷ USD.
Lại cũng trong khoảng thời gian này Liên Xô mất gần 2 tỷ USD tiền xuất khẩu vũ khí –lý do: Iran, Iraq và Lybia do khoản thu nhập từ xuất khẩu dầu bị suy giảm đột ngột nên đã không thể thanh toán khoản tiền nhập khẩu vũ khí cho Liên Xô.
Người dân Liên Xô đã bắt đầu không thể mua được một số mặt hàng Phương Tây (lương thực - thực phẩm, chi tiết máy, hàng tiêu dùng) vì giá quá cao. Mùa hè năm 1986, Liên Xô đã phải tăng lượng xuất khẩu dầu mỏ lên 5 lần nhưng cũng chỉ mua được một khối lượng trang thiết bị của Tây Đức như cách đó một năm trước.
Kết quả là, bắt đầu từ năm 1985, thâm hụt ngân sách của Liên Xô ngày càng lớn (từ 18 tỷ rúp năm 1985 lên đến 76 tỷ rúp năm 1990, trong khi tổng thu ngân sách hơn 400 tỷ rúp một chút). Thực tế đó buộc chính phủ lại phải tìm các khoản vay mới từ bên ngoài...
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dai-chien-dau-tho-nga-on-bai-hoc-dau-don-thoi-reagan-a71913.html