+Aa-
    Zalo

    Đại biểu Quốc hội hiến kế xử lý vụ BOT Cai Lậy

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đại biểu quốc hội Trần Quang Chiểu cho rằng, đối với các dự án BOT trên quốc lộ 1, Nhà nước nên mua lại toàn bộ để quản lý, trong đó có BOT Cai Lậy.

    Đại biểu quốc hội Trần Quang Chiểu cho rằng, đối với các dự án BOT trên quốc lộ 1, Nhà nước nên mua lại toàn bộ để quản lý, trong đó có BOT Cai Lậy.

    Trước những diễn biến "nóng" đang xảy ra tại trạm BOT Cai Lậy (Tiền Giang), trao đổi với báo chí, ĐBQH Trần Quang Chiểu, Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách Quốc hội cho rằng, giải pháp hiện tại phải di dời trạm về đúng vị trí. Sau khi dịch chuyển BOT Cai Lậy về đúng vị trí, ngân hàng có 2 hướng đặt ra để xử lý.

    Thứ nhất, nếu ngân hàng hùn vốn cùng doanh nghiệp thì phải chia sẻ trách nhiệm với nhà đầu tư theo kiểu lời ăn lỗ chịu.

    Thứ hai là trường hợp ngân hàng cho doanh nghiệp vay vốn. Trong quá trình sử dụng vốn, dự án của đơn vị bị phá sản do bất khả kháng thì ngân hàng sẽ có chính sách miễn giảm để giải quyết sự cố. Cụ thể, ngân hàng đưa những rủi ro doanh nghiệp để giải quyết giống như việc giải quyết các rủi ro về thiên tai, quản lý yếu kém… Nhưng theo tôi đó chưa phải giải pháp tối ưu.

    Tài xế phản đối tại trạm BOT Cai Lậy. Ảnh: Vietnamnet

    Theo ông Chiểu, giải pháp tốt nhất đối với các dự án BOT trên quốc lộ 1 là Nhà nước nên mua lại toàn bộ để quản lý, trong đó có BOT Cai Lậy thời điểm này. Ông Chiểu tính toán, nếu mua lại các trạm BOT trên quốc lộ 1 thì tốn khoảng 30.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, ông cho rằng, đâu phải mua lại là không thu phí. Sau khi mua, Nhà nước sẽ rà soát lại vị trí đặt trạm, mức thu và tiếp tục thu phí để bảo trì và quản lý minh bạch hơn.

    Ông Chiểu cũng cho rằng, lâu nay người dân bức xúc ở các BOT vì 2 vấn đế, là đặt nhầm chỗ và thiếu minh bạch trong các dự án. Vì vậy, việc mua lại các dự án BOT dẫn đến tăng nợ công nhưng người dân sẽ đồng tình, ủng hộ.

    Liên quan đến tình hình BOT, đặc biệt là BOT Cai Lậy, ông Chiểu cho rằng Bộ GTVT không nên im lặng mà nên nhìn thẳng vào vấn đề, cái gì sai thì phải nhận và sửa.

    "Cốt lõi của vấn đề là giải quyết theo nguyên lý chỗ nào làm thì thu, chỗ nào không làm thì đừng thu, làm ít thu ít, làm nhiều thu nhiều, cần minh bạch rõ ràng.

    Các nước làm BOT có vấn đề gì đâu, mình làm lại vướng, lại sai. BOT làm gì có quy hoạch trên QL1 đâu, tự dưng đặt chỗ này, làm chỗ kia rồi nói đã thống nhất giữa Bộ với tỉnh.

    Như BOT Cai Lậy, Tiền Giang đang nói là làm 24km nâng cấp mặt đường nhựa và 12km đường tránh, vậy phải minh bạch ra, ai đi thì trả, sao lại chỗ nọ lẫn vào chỗ kia", ông Chiểu cho hay.

    Ông Chiểu cho rằng, nguyên lý của BOT là người ta đi đâu trả đấy, đi ít trả ít, đi nhiều trả nhiều và dân có quyền chọn đi và không đi. Còn ở đây bắt dân đi lên đấy, không có lựa chọn nào khác.

    "BOT giống như cân thịt mà các bà nội trợ hay đi chợ. Họ thích ăn thịt thì mua thịt, thích ăn cá thì mua cá, ăn 1 con mua 1, ăn 2 con mua 2. BOT là một loại hàng hoá trong giao thông, tại sao không thích đi đường đấy lại bắt đi đường đấy, đi 1km mà bắt trả 10km là không đúng nguyên lý", ông Chiểu nhấn mạnh.

    Hoàng Yên (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/dai-bieu-quoc-hoi-hien-ke-xu-ly-vu-bot-cai-lay-a211641.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Muôn

    Muôn "chiêu độc" đối phó BOT của cánh lái xe

    Tài xế dùng tiền lẻ để trả tiền phí và các chiêu trò câu giờ để phản đối trạm thu phí Cai Lậy, ở một số nơi người dân cũng có nhiều "chiêu độc" để phản đối thu phí sử dụn