(ĐSPL) - Sau gần 1 tuần mất tích, cơ quan chức năng đã tìm thấy hai học sinh Ngô Thị Thu P. và Ngô Thị T.
Liên quan đến sự việc hai em Ngô Thị Thu P. và Ngô Thị T., đều là học sinh lớp 8 trường THCS Mão Điền (Thuận Thành, Bắc Ninh) mất tích từ ngày 23/10, thông tin từ gia đình cho biết đã tìm được hai em. Công an huyện Ứng Hòa, Hà Nội cũng xác nhận thông tin trên.
Em Ngô Thu P. |
Chị Ngô Thị Nguyệt (chị em P.) cho biết, ngày 29/10, Công an huyện Ứng Hòa, Hà Nội thông báo đã tìm được em gái và người bạn đi cùng. Tuy nhiên, về nguyên nhân của việc bỏ đi thì chưa biết.
“Hiện tại em ăn uống bình thường, không có biểu hiện chấn động về tâm lý nhưng gia đình vẫn phải theo dõi thường xuyên để tránh việc không hay xảy ra”, chị Nguyệt cho hay.
Ngô Thị T. |
Như trước đó đã đưa tin, khoảng 1h chiều ngày 23/10, em Ngô Thị Thu P. xin phép bố đi tập văn nghệ chào mừng ngày 20/11 tại trường cùng với em Ngô Thị T. Tuy nhiên, đến tối muộn vẫn không thấy hai em về. Tìm hiểu ra thì nhà trường không tổ chức buổi văn nghệ nào vào ngày hôm đó. Ngoài ra, gia đình cũng được biết thông tin là hai em đi cùng một người đàn ông lạ mặt. Sự việc sau đó được thông báo cơ quan công an để tiến hành điều tra, làm rõ.
Sự việc xảy ra cũng là bài học để các bậc cha mẹ để ý đến con cái nhiều hơn trong độ tuổi các em đang thay đổi tâm sinh lý, rất dễ có những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống như: bố mẹ không yêu thương, bố mẹ thương chị hơn thương mình… để tránh xảy ra câu chuyện đáng tiếc.
Xử lý hành vi dụ dỗ trẻ em bỏ nhà ra đi. Các hành vi lôi kéo, dụ dỗ trẻ em bỏ nhà đi lang thang đều bị xử phạt theo đúng quy định pháp luật. Điều 4 Nghị định 71/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em về việc Dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc, khống chế trẻ em đi lang thang, lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi cũng là hành vi vi phạm quyền trẻ em. Từ các quy định trên, nếu một người có hành vi dụ dỗ, lôi kéo trẻ em bỏ nhà ra đi, hay việc lôi kéo nhằm mục đích nào đó, thì đó là hành vi vi phạm Pháp luật. Tùy thuộc vào mức độ, tính chất, hậu quả của hành vi dụ dỗ, lôi kéo này mà người có hành vi vi phạm phải chịu trách nhiệm xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định Pháp luật. Căn cứ tại Điều 23 Nghị định 144/2013/NĐ-CP ngày 29/20/2013 quy định việc xử lý các vi phạm hành chính trong việc bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ, chăm sóc trẻ em về vi phạm quy định về cấm dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em đi lang thang, lợi dụng trẻ em lang thang để trục lợi: 1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ nhà đi lang thang dưới mọi hình thức. 2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: Theo đó, người vi phạm có thể phải chịu trách nhiệm hành chính với mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và phải nộp lại số lợi bất hợp pháp có được nếu thực hiện hành vi lợi dụng trẻ em đi lang thang để trục lợi. Ngoài ra, người vi phạm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 252 Bộ luật Hình sự 2009 sửa đổi, bổ sung về Tội dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên phạm pháp. Khoản 1: Phạt tù từ 1 năm đến 5 năm. |
TƯỜNG VY