Lễ hội Khai Hạ dân tộc Mường ở Hòa Bình hay còn gọi là lễ hội Khuống mùa, Thuống tồng là lễ hội truyền thống đã có từ rất lâu đời và là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của người Mường Hòa Bình.
Lễ hội gắn liền với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, mang nhiều dấu ấn của nền văn minh Việt cổ; là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào người Mường ở Hòa Bình, đặc biệt là ở bốn vùng mường lớn của tỉnh Hòa Bình: Bi, Vang, Thàng, Động.
Trong tâm thức của đồng bào dân tộc Mường, Lễ hội không chỉ mang ý nghĩa tưởng nhớ những người đã có công khai đất, lập mường, cầu mong cho mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi mà còn là dịp để quảng bá về văn hóa dân tộc, con người, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp của Hòa Bình, nhằm đưa du lịch của tỉnh trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn.
“Lễ hội mang ý nghĩa tôn kính các vị thần linh, tưởng nhớ những người đã có công lập đất, lập mường và cầu mong vạn vật phát triển thuận lợi, mùa màng bội thu, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, những điều tốt đẹp đến với người dân, xóm bản. Lễ hội Khai hạ hay còn gọi là Lễ xuống đồng, Lễ mở cửa rừng vì ngày xưa chỉ sau khi tổ chức xong lễ hội, người dân mới bắt tay vào công việc đồng áng, hay lên rừng săn bắn, hái măng...”, đồng chí lãnh đạo UBND tỉnh Hòa Bình phát biểu tại buổi Lễ.
Dưới đây là một số hình ảnh hoạt động trong Lễ hội:
Thảo Ly - Tư Viễn