Nếu người ấy không xuất hiện bên cạnh những dự định quan trọng thì người ấy không còn có nhiều ý nghĩa với bạn nữa.
Kết thúc một mối quan hệ chưa bao giờ là một giai đoạn dễ dàng cho dù bạn bao nhiêu tuổi hay có bao nhiêu kinh nghiệm.
Bạn hoàn toàn có thể dự đoán những điều tệ hại sẽ đến nhưng chắc chắn không làm sao tưởng tượng ra sức công phá của nó. Nó có thể là một cú nổ gây ra nhiều chấn động về mặt thể chất lẫn tinh thần, bòn rút sức lực của bạn, mang đến nhiều phiền phức hoặc làm bạn có cảm giác bị mắc kẹt. Nhất là khi đó là một mối quan hệ đã kéo dài.
Dù thế nào bạn vẫn phải can đảm lựa chọn. Nhưng làm thế nào để xác định thời điểm đúng nói lời chia tay để không phải chịu đựng nỗi đau hoặc trở nên thiếu công bằng vì sợ phải thẳng thắn trước đối tác của bạn quá lâu?
Cả hai đã đánh mất lòng tin
Lòng tin là thứ quan trọng nhất trong bất kì mối quan hệ nào. Niềm tin là nền tảng, sụp đổ về lòng tin là một cuộc sụp đổ toàn diện, nó khiến con người ta trở nên nghi kỵ, giận giữ, thiếu kiểm soát, sẵn sàng làm bùng phát ngọn lửa từ các cảm xúc tiêu cực, hủy hoại mối quan hệ của cả hai, nhất là thiêu rụi những thứ tốt đẹp đã từng có.
Đây là mức độ cao nhất trong quá trình chuyển biến xấu dần của mối quan hệ. Dấu hiệu nhận biết là các cuộc cãi vả từ những lý do nhỏ nhặt, suy diễn dày đặc, cắc cớ vô lý, lời lẽ không có chỗ cho từ ngữ cảm thông. Quan trọng là cả hai có đủ khả năng cho nhau cơ hội để nối lại “cái ngàn vàng” đó không? Nếu không bạn đã có thể viết hồi kết cho câu chuyện của chính mình.
Cả hai đang theo đuổi những giá trị khác nhau
Mỗi người trong chúng ta ai cũng xác lập những giá trị riêng, theo đuổi và tôn thờ nó: gia đình, sự tự do, đam mê, quan điểm sống, những quan hệ mở, hôn nhân và nuôi dạy con cái.
Bạn có thể tôn trọng giá trị của đối phương dù bạn có đồng tình hay không. Sự đồng thuận, đồng lòng được thiết lập từ đầu chắc chắn là một lợi thế trong việc kết dính mối quan hệ.
Tình yêu hoàn toàn có thể dung hòa sự khác biệt. Tuy nhiên, bản chất con người và cuộc đời không bao giờ là “yên ổn”. Xung đột hoàn toàn có thể xảy ra, đỉnh điểm của xung đột là bạn nhận ra cả hai đang trở nên quá khác nhau, theo đuổi các giá trị trái ngược. Nó là một kiểu dấu hiệu cho thấy bạn cần rà soát mục đích từ đầu của mỗi quan hệ cũng như lý do tiếp tục duy trì nó. Theo Chris Haigh mỗi mối quan hệ đều có một quá trình từ thỏa hiệp, thương lượng và đồng hóa những giá trị từ cả hai vào trong cuộc sống của nhau, nhưng nhiều khi những giá trị đó quá đặc biệt hoặc sự thỏa hiệp từ đầu đã không còn đủ sức vượt qua thách thức nữa thì liệu bạn có miễn cưỡng mãi được? Và liệu bạn đủ sức chịu đựng cơn mệt mỏi của một mối quan hệ mà ở đó cả hai cứ phải liên tục đấu tranh giữa cái mình muốn quyết định trở thành và cái phải đang cố chỉ để thỏa mãn nhu cầu của người khác?
Nếu mối quan hệ của bạn đang thật sự ở trong tình trạng này, hãy suy nghĩ một cách tích cực về nên kết thúc nó một cách êm đẹp và tiến lên phía trước.
Trong tiềm thức và những kế hoạch của bạn không còn vị trí xứng đáng cho người ấy
Ai cũng đều phải lập kế hoạch cho tương lai, dù vài tuần, vài tháng hay vài năm. Cuộc sống ở thì tương lai của một người đang có đôi thì không thể thiếu phần quan trọng của nửa còn lại. Nếu người ấy không xuất hiện bên cạnh những dự định quan trọng (dù có thể kế hoạch đó không liên quan trực tiếp đến họ) thì người ấy không còn có nhiều ý nghĩa với bạn nữa.
Hình ảnh của người ấy trong tiềm thức của bạn đậm nét hay mờ nhạt đều có thể được xác lập lại một lần nữa thông qua những kế hoạch xảy đến trong cuộc sống của bạn. Chris Haigh từng khẳng định vấn đề này liên hệ chặt chẽ với việc bạn đã dần dần đẩy người đó ra khỏi cuộc đời bạn về mặt tâm lý. Đó là một dấu hiệu quan trọng dự báo rằng tiềm thức của bạn chỉ xem người đó như là một phần tạm thời chứ không phải vĩnh viễn hay cố định trong cuộc đời. Nếu những dấu hiệu này đang có mặt trong mối quan hệ của bạn, điều tốt nhất bạn có thể làm cho người ấy là hãy để họ ra đi để cả hai tiếp tục có cơ hội mở ra một trang mới khác của cuộc đời.
Hạnh phúc và niềm vui không còn hiện hữu
Không gì đáng chán bằng nhịp sống đều đặn nhàn nhạt mỗi ngày, một mối quan hệ cũng vậy. Làm sao hai người ở bên nhau mà không còn cảm xúc: niềm vui, sự háo hức, chờ đợi và cảm giác hạnh phúc ? Hoặc bạn phải nỗ lực tìm kiếm niềm vui nhưng bản thân vẫn không thấy thỏa mãn với bầu khí mình tạo ra. Đánh mất cảm xúc, không còn muốn chia sẻ điều bạn suy nghĩ với người bên cạnh đồng nghĩa với việc bạn gần như phải chấp nhận không thể níu kéo mối quan hệ của mình thêm nữa.
Quan điểm của Chris Haigh về một mối quan hệ là không chỉ có những trách nhiệm, nghĩa vụ của những người trưởng thành mà còn phải là niềm vui, niềm hạnh phúc. Nếu vừa có trách nhiệm với nhau vừa có thể tận hưởng những niềm vui tình yêu thì thật đáng chúc mừng vì bạn đang có mối quan hệ tuyệt vời. Nhưng nếu bạn đang dần dần cảm thấy chán nản, mỏi mệt bởi mối quan hệ đó, và cố duy trì một tình trạng “vỏ bọc trách nhiệm” bạn chẳng nhận lại được gì ngoài đang lãng phí thời gian, cũng như tự tước mất mất cơ hội tìm đến với hạnh phúc mới của cả hai. Đừng tranh cãi nữa, nói lời tạm biệt chưa chắc là một kết thúc không tốt.
Tưởng tượng về cuộc sống với một người khác
Ôm ấp những mơ tưởng của riêng mình là một phần trong bản năng con người. Những giấc mơ tạo ra một viễn cảnh đã từng hoặc chưa từng xảy ra, hoặc lẽ ra đã xảy ra, có thể theo một cách tích cực hoặc tiêu cực. Tuy nhiên, nó sẽ là tác nhân dễ gây ảnh hưởng xấu đến mối quan hệ của bạn làm bạn mất tập trung vào người bên cạnh. Hoặc đó cũng là dấu hiệu cho thấy người ấy trong hiện tại của bạn đã không còn đủ sức hấp dẫn, điều kiện này lại trở thành nhân tố thúc đẩy các mơ mộng thầm kín của bạn. Nó cuốn bạn vào những lựa chọn mơ tưởng về cuộc sống với một người nào khác, hay những vệ tinh cụ thể nào đó (nếu xuất hiện đúng thời điểm bạn đang cần nguồn cảm hứng mới).
Chris Haigh lý giải hiện tượng này không giống như cách bạn thường mơ tưởng về thế giới điện ảnh hoa lệ, thần tượng một nhân vật hoàn hảo. Nó là một hoạt động tâm lý dai dẳng, như đã nói nếu có xuất hiện một đối tượng khác điều kiện thuận lợi khiến bạn thường xuyên tưởng tượng đến chuyện xây dựng cuộc sống nghiêm túc hơn thì rõ rồi, bạn đang ở trong tình trạng muốn từ bỏ mối quan hệ của về mặt tâm lý lẫn tình cảm. Một dấu báo cho thấy hai bạn nên ngồi lại để cùng kết thúc vấn đề của mình bằng một lời chia tay.
Không nhìn thấy tương lai của nhau
Điều quan trọng nhất trong một mối quan hệ là ý niệm về một tương lai cùng nhau, kiến tạo và xây dựng cuộc sống mà cả hai tình nguyện chia sẻ. Nếu bạn không thể tưởng tượng một tương lai với người đó, vậy thì hãy suy nghĩ lại tại sao bạn lại chấp nhận mối quan hệ này.
Mà làm sao bạn lại có thể ở trong một mối quan hệ “trống rỗng” về mọi mặt được chứ ? Theo Chris Haigh, một mối quan hệ cho vui không tính chuyện lâu dài (casual relationships) chưa hẳn là ngu ngốc và vô nghĩa, tuy nhiên không ai mãi theo đuổi các mối quan hệ như vậy cho đến chết được.
Đến một lúc nào đó bạn sẽ phải có mối quan hệ mà bạn cần tính tới chuyện nghiêm túc, lâu dài. Cả hai người đã bao giờ cùng nghĩ về một tương lai bên nhau cho đến hết cuộc đời chưa ? Nếu bạn hoặc đối tác của mình đã trải qua thời gian gắn bó mà vẫn chưa từng một lần đặt cho nhau câu hỏi này thì một là bạn không muốn có tương lai với người bạn đồng hành hoặc ngược lại. Nếu thích hai bạn có thẻ tiếp tục là một cặp casual relationships cho tới khi nào các bạn muốn chấm dứt nó, vì đó là một kết cục không sớm thì muộn cũng xảy đến.
Ý tưởng kết hôn hay cuộc hôn nhân khiến bạn… rùng mình.
Tất nhiên kết hôn không phải là một giai đoạn hoặc một nghi thức bắt buộc để có một mối quan hệ bền vững. Nhưng trong một cuộc xung đột, chiến tranh lạnh kéo dài, bạn rơi vào trạng thái không biết níu hay buông thì ý tưởng về thời khắc bạn muốn đánh dấu “sự ràng buộc” của hai người sẽ giúp bạn đánh giá lại tình trạng của bản thân.
Bạn còn động lực tiếp tục cùng người đó trải qua những rắc rối như hiện tại và giải quyết nó hay không? Ý tưởng kết hôn (nếu bạn chưa kết hôn) hoặc nhìn lại mục đích đã từng tạo nên sự gắn kết của cả hai là gì? Nó còn tồn tại không? Nếu bạn chẳng còn lý do gì để kiên nhẫn với mối quan hệ hiện tại, ý tưởng kết hôn, giao phó cuộc đời của bạn cho người ấy hoặc tiếp tục cuộc hôn nhân đều khiến bạn rùng mình, hãi hùng thì đã đến lúc rồi. Dấu hiệu cho thấy bạn nên chia tay đi thôi. Một khi bản thân bạn không còn tha thiết, đừng tỏ ra thương hại đối phương.
Bỗng dưng thấy tình xa lạ
Bỗng dưng một ngày đi bên cạnh người yêu, bạn thấy mình như đang bước đi với một người xa lạ thì giọt nước cuối cùng đã khiến cốc nước tràn.
Có thể bạn vẫn nhớ những kỷ niệm và lưu luyến cảm xúc dành cho người ấy, mới tuần trước thôi bạn còn nói lời bạn yêu anh ấy, nhưng con người của anh ấy trong bạn đã thay đổi và trở nên xa lạ một cách đáng sợ. Nhất là việc bạn nhìn thấy sự đồng hành của cả hai đang chỉ như một thói quen kéo dài. Sẽ là thiếu công bằng nếu bạn cố tình tiếp tục một mối quan hệ như vậy. Bạn không thể tự lừa dối bản thân và đối phương. Đừng mãi bên nằm cạnh một người lạ cho dù người ấy đã từng là “tình yêu đích thực” của đời bạn. Chris Haigh đang nhắc nhớ chúng ta rằng, dù sao đi nữa thì cuộc đời cũng thật sự quá ngắn ngủi.
Những thói quen của anh ta khiến bạn phát điên
Hãy nhớ lại xem nào, đã bao giờ bạn thì rất hứng thú chọn lựa một bộ quần áo hợp với anh ấy trong khi anh ấy thì lại chẳng màng đến việc bản thân đang mặc cái gì? Bộ dạng lôi thôi, nhếch nhác khiến bạn phát cáu lên được, và có bao giờ bạn nghĩ "Liệu anh ấy có thể vì mình mà ăn mặc chỉn chu hơn một chút được không?"
Đáp án liệu sẽ thế nào khi những thói quen không - mấy - hoàn - hảo của người yêu mà trước kia bạn không thấy có vấn đề cho lắm nhưng bây giờ bắt đầu khiến bạn thấy ngán ngẩm, thì anh ấy chắc chắn không phải là "hoàng tử" dành cho bạn rồi.
Mọi vấn đề đều có thể khiến hai bạn tranh cãi với nhau.
Cãi nhau sẽ khiến các cặp hiểu nhau hơn. Thế nhưng, nếu kể cả những chuyện nhỏ nhặt nhất cũng khiến hai bạn cãi vã được thì quả là rất tệ. Liệu bạn có hạnh phúc được không khi cả hai luôn trong trạng thái căng thẳng và luôn nhìn rõ được quá nhiều dấu hiệu bất thường đánh dấu sự rạn nứt của mối quan hệ này. Hãy kết thúc trong êm đẹp khi mọi chuyện chưa trở nên tệ hơn.
Bạn luôn muốn ở một nơi nào đó khác hơn là ở bên anh ấy.
Bạn có thể một mình chống chọi với sự cô đơn khi không có anh ấy bên cạnh hoặc phải thường xuyên đối mặt với nó, thậm chí có thể cảm thấy quá đỗi bình thường hoặc hứng thú với điều đó thì đây là một dấu hiệu quá rõ ràng rồi. Nó không giống như là bạn muốn lẩn tránh anh ấy, mà là bạn cảm thấy thoải mái hơn với những nơi không có anh ấy bên cạnh. Nó chính là cái cảm giác mà bạn có thể sẵn sàng ưu tiên để chọn bất cứ thứ gì khác, như học tập, công việc, gia đình,...hơn là người yêu.
Hai bạn cứ chia tay rồi quay lại "n" lần.
Chia tay rồi quay lại một hay hai lần là điều có thể chấp nhận, nhưng nếu nó cứ lặp đi lặp lại quá nhiều lần thì nó chỉ đơn thuần là một thói quen của cảm xúc, một chu kỳ bất thường đánh dấu sự nhàm chán trong một mối quan hệ, bạn tuyệt đối không nên yếu đuối níu giữ những mối quan hệ thế này.
Bạn không còn là chính mình.
Có thể bạn sẽ không nhận ra được điều này, nhưng những người ở gần bạn sẽ cảm nhận được. Những lúc bạn ở cạnh anh ấy, bạn hoàn toàn trở thành một con người khác. Nó có thể chỉ là những thay đổi rất nhỏ trong cách nói chuyện hay cách bạn nhìn nhận vấn đề, nhưng đó lại chính là sự thay đổi. Nếu thật sự trong tình trạng này, bạn nên chấm dứt mối quan hệ với bạn trai ngay đi vì bạn không thể hạnh phúc được khi không là chính mình.
Tình dục là điều tốt đẹp duy nhất trong mối quan hệ của hai bạn.
Nếu hai bạn cứ luôn tranh cãi với nhau hoặc không thật sự có cảm xúc, nhưng quan hệ tình dục thì lại rất tốt; thì đó không thật sự là một mối quan hệ yêu đương. Nếu chỉ đơn thuần là bị cuốn hút bởi thể xác thì hai bạn sẽ rất khó để đi với nhau một chặng đường dài với đầy sóng gió xảy ra.