+Aa-
    Zalo

    Cứu sống một ca bệnh nguy kịch do kiến đốt

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Ngày 19/10 vừa qua, Khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện ĐK khu vực Cửa khẩu QT Cầu Treo (Hà Tĩnh) đã cứu sống một trường hợp đặc biệt do bị kiến đốt.

    (ĐSPL) - Ngày 19/10 vừa qua, Khoa hồi sức cấp cứu Bệnh viện ĐK khu vực Cửa khẩu QT Cầu Treo (Hà Tĩnh) đã cứu sống một trường hợp đặc biệt do bị kiến đốt.

    Đó là trường hợp ông Ngô Luận (SN 1957), trú khối 1, thị trấn Tây Sơn, huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh).

    Tin tức cho biết, sự việc xảy ra vào khoảng 8h ngày 19/10, khi ra vườn chặt củi, ông Luận bị kiến đốt ở gần ngón trỏ trái.

    Ngay sau đó, ông Luận có cảm giác khó thở, toàn thân tím tái, nôn ói liên tục nên đã được người nhà nhanh chóng đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa khu vực Cửa khẩu QT Cầu Treo.

    Ông Luận vừa qua cơn nguy kịch do bị kiến đốt.

    Trước tình trạng bệnh nhân có những dấu hiệu nguy kịch, bệnh viện đã huy động toàn bộ đội ngũ y bác sỹ tiến hành hội chẩn và cấp cứu bệnh nhân.

    Bác sỹ Nguyễn Công Hiếu, người trực tiếp cấp cứu bệnh nhân cho biết: “Khi nhập viện, bệnh nhân Luận có biểu hiện suy hô hấp, tinh thần hoảng hốt, tím tái, huyết áp thấp và truỵ tim. Ngay sau đó, tôi cùng êkíp cho bệnh nhân thở ôxy, truyền dịch và các loại thuốc chống dị ứng… Trường hợp ông Ngô Luận là một dạng sốc phản vệ do bị kiến có nọc độc đốt và rất may được đưa đi cấp cứu kịp thời”.

    Vết kiến đốt trên tay ông Luận.

    Đến 18h cùng ngày, bệnh nhân qua cơn nguy kịch. Sau 3 ngày điều trị tại bệnh viện, ông Luận đã qua khỏi nhưng vẫn chưa hết bàng hoàng.

    Kiến ba khoang có tên khoa học là Paederus fuscipes, thuộc HọStaphilinidae (cánh cụt), bộ Cánh cứng. Loài côn trùng này có thân mình thon, dài như hạt thóc (dài 1-1,2cm, ngang 2 - 3mm), có hai màu đỏ và đen, nhìn giống con kiến; do đó, người ta hay gọi với nhiều tên gọi khác nhau như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong,...

    Loại bọ này không đốt hay cắn nhưng do trong dịch cơ thể của bọ có chứa pederin, một loại chất độc gây rộp, phỏng da, và Paederus dermatitis, một loại viêm da khi bị côn trùng đốt.

    Loài này là một loài côn trùng ăn thịt côn trùng khác, chuyên săn rầy trên đồng ruộng.Khi bị kiến ba khoang bám trên da, không nên dùng tay giết kiến mà khuyến cáo nên chỉ thổi kiến đi.

    NGÂN HÀ

    [mecloud]EZUJs4Hpqr[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cuu-song-mot-ca-benh-nguy-kich-do-kien-dot-a116049.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.