+Aa-
    Zalo

    Cựu giám đốc Sở KH&CN TP.HCM không tiếp tục kêu oan, nhưng khẳng định không có tư lợi cá nhân

    (ĐS&PL) - Trong phiên tòa xét xử vụ án "Vi phạm quy định về và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Sở KH&CN TP.HCM, cựu giám đốc Sở Phan Minh Tân thừa nhận bản thân không oan sai, nhưng vi phạm là do sai trong nhận thức dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

    Như đã đưa tin, sáng 30/10, TAND TP.HCM đã mở lại phiên tòa xét xử xét vụ án vi phạm quy định về và sử dụng vốn đầu tư công gây hậu quả nghiêm trọng do bị cáo Phan Minh Tân (cựu giám đốc Sở KH&CN TP.HCM) cùng năm đồng phạm thực hiện. Phiên tòa sẽ tiếp tục diễn ra trong hôm nay (31/10).

    Trước đó, vụ án từng được đưa ra xét xử nhiều lần nhưng đều bị hoãn, gần đây nhất phiên toà phải tạm hoãn vì bị cáo Phan Minh Tân phải nhập viện.

    Trong ngày xét xử thứ nhất, các bị cáo có mặt tại tòa gồm Phan Minh Tân (cựu Giám đốc Sở KH&CN), Nguyễn Quốc Thái (cựu Phó trưởng Phòng Quản lý công nghệ), Phan Thu Nga (cựu Trưởng Phòng Quản lý khoa học), Võ Thùy Linh (cựu Trưởng Phòng Kế hoạch tài chính), Chu Bá Long (cựu cán bộ Phòng Quản lý công nghệ). Bị cáo thứ 6 là Khuất Duy Vĩnh Long (cựu Trưởng Phòng Quản lý công nghệ) đang bỏ trốn và bị truy nã. 

    Được biết, trong quá trình điều tra, bị cáo Tân thừa nhận biết Công ty Huy Hoàng không đủ năng lực tài chính và còn hạn chế, nhưng xét thấy lĩnh vực sản xuất chip điện tử đang được Nhà nước khuyến khích nên ủng hộ.

    Bị cáo Tân và các đồng phạm không thừa nhận hành vi phạm tội vì cho rằng, việc xét duyệt cho vay là đúng quy định.

    Báo Người lao động đưa tin, HĐXX cho biết đã nhận được nhiều đơn kêu oan của bị cáo Tân và bị cáo Nga. Ngay tại phiên tòa, HĐXX hỏi bị cáo Tân còn nhận thức bản thân oan không, cựu giám đốc Sở KH&CN trả lời không oan sai nhưng tại thời điểm thẩm tra hồ sơ, xét duyệt cho Công ty Huy Hoàng vay đã nhận thức sai lầm.

    cuu giam doc so kh cn tp hcm khong tiep tuc keu oan nhung khang dinh khong co tu loi ca nhan0
    Quang cảnh phiên tòa xét xử. Ảnh: Báo NLĐ, Tuổi trẻ.

    Trong đó, đối với khoản vay 10 tỉ đồng, bị cáo Tân nói: "Nhận thức quyết định cho vay là đúng, tuy nhiên quá trình điều tra bị cáo thấy trách nhiệm liên đới của mình dù không trực tiếp gây ra nên đã đóng tiền bồi thường".

    Sau bị cáo Tân, bị cáo Nga cũng nhận thức mình không oan. Được biết, bị cáo Nga khai trước đó thấy mình oan nhưng khi làm việc với cơ quan điều tra đã nhận thức lại. Bị cáo Nga trần tình không biết hành vi của mình sai trái pháp luật như thế nào nhưng đã thành khẩn khai báo, và từ sự hiểu biết của một người làm khoa học không am hiểu nhiều về tài chính nên đã tin Công ty Huy Hoàng. Bị cáo nói vì thấy bản thân có một phần trách nhiệm, do vậy đã nộp 700 triệu đồng khắc phục hậu quả vụ án và khẳng định không hưởng lợi vật chất.

    Liên quan đến vụ án, báo Tuổi trẻ đưa tin, tại phiên tòa xét xử sáng ngày 30/10, riêng bị cáo Nguyễn Quốc Thái vắng mặt tại tòa và có đơn xin xét xử vắng mặt.

    Luật sư Lê Minh Nhân (bào chữa cho ông Nguyễn Quốc Thái) cho rằng ông Thái đang điều trị tại bệnh viện, có khả năng phải mổ nội khí quản. Bên cạnh đó, trong quá trình điều tra, ông Thái đã có lời khai rõ ràng nên xin được xét xử vắng mặt.

    Tuy nhiên, đại diện VKSND TP.HCM cho rằng sự vắng mặt của bị cáo Thái là sự kiện bất khả kháng nên đề nghị hội đồng xét xử hoãn phiên tòa để viện kiểm sát xác minh việc ông Thái có nhập viện không.

    Đến chiều cùng ngày, ông Nguyễn Quốc Thái có mặt tại tòa. Tuy nhiên, người thân của ông Thái cho biết tình trạng sức khỏe của ông rất yếu, có người thân dìu đi và phải thở khí dung.

    Đại diện VKSND TP.HCM cho rằng trước đó bị cáo Thái đã đề nghị hoãn phiên tòa vì đang điều trị bệnh tại bệnh viện và được hội đồng xét xử chấp thuận. Đến nay đã hơn 1 tháng, viện kiểm sát xác minh tại bệnh viện thì sáng nay bị cáo chỉ khám định kỳ chứ không nhập viện để mổ nội khí quản như luật sư nói. Do đó, để công bằng với các bị cáo khác, viện kiểm sát đề nghị hội đồng xét xử không chấp nhận cho ông Thái được xét xử vắng mặt.

    Sau khi hội ý, hội đồng xét xử chấp nhận cho ông Thái vắng mặt tại tòa và tòa sẽ xét xử vắng mặt ông Thái. Ngay sau đó, bị cáo Thái được vợ và luật sư dìu ra khỏi phòng xử án.  Đến 15h phiên tòa mới bắt đầu phần xét hỏi.

    Ngoài ra, chủ tọa thông tin vì hầu hết các bị cáo trong vụ án đều trên 60 tuổi, sức khỏe không bảo đảm nên sẽ tạo điều kiện cho các bị cáo được ngồi trong quá trình HĐXX làm việc.

    Tối cùng ngày, đại diện VKSND TP.HCM hoàn tất phần xét hỏi các bị cáo. Theo đó, các bị cáo có mặt tại tòa cho rằng bản thân không tư lợi, không nhận được lợi ích gì từ việc xét duyệt cho vay và thẩm định hồ sơ của Công ty Huy Hoàng. Tuy nhiên, do chủ quan, sự đánh giá và nhận thức pháp luật của bản thân nên không biết đang vi phạm quy định của pháp luật.

    Theo cáo trạng của VKSND, Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ TP.HCM là tổ chức hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, có chức năng thúc đẩy ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, chuyển giao công nghệ của TPHCM. Hội đồng quản lý của quỹ trên gồm 6 thành viên do Phan Minh Tân làm chủ tịch; cơ quan điều hành của quỹ là Quỹ Đầu tư phát triển đô thị TP.HCM (HIFU).

    Tháng 8/2009, Nguyễn Trọng Vũ - Giám đốc Công ty Đầu tư và phát triển công nghệ Huy Hoàng (Công ty Huy Hoàng, chuyên sản xuất chip) - có công văn gửi Sở KH&CN TP.HCM đề nghị hỗ trợ kinh phí từ ngân sách sự nghiệp khoa học với số tiền 5,1 tỷ đồng để thực hiện dự án 1.

    Sau khi hội đồng xét duyệt dự án do Phan Minh Tân làm Chủ tịch thẩm định và thông qua, Công ty Huy Hoàng được hỗ trợ 4,9 tỷ đồng, thời hạn 18 tháng. Tiến độ cấp kinh phí được chia thành 3 đợt.

    Sau khi nhận kinh phí, Công ty Huy Hoàng không hoàn thành được dự án, cũng không hoàn trả kinh phí phải thu hồi. Theo kết luận giám định, dự án 1 gây thiệt hại gần 3,2 tỷ đồng.

    Song song dự án trên, tháng 9/2009, Nguyễn Trọng Vũ tiếp tục có công văn gửi Sở KH&CN TPHCM đề nghị vay 10 tỷ đồng để thực hiện dự án 2. Sau các bước thẩm định, xét duyệt, đầu năm 2010, bị cáo Tân đã ký văn bản kết luận dự án đạt yêu cầu, đồng ý cho vay dù có nhiều ý kiến phản đối cho rằng, dự án không khả thi, đồng thời đề nghị xem xét lại nguồn vốn của Công ty Huy Hoàng.

    Tháng 4/2019, HIFU ký hợp đồng cho Công ty Huy Hoàng vay 10 tỷ đồng, thời hạn 48 tháng, lãi suất 0%, tiến độ giải ngân chia thành nhiều đợt. Tuy nhiên, sau khi nhận giải ngân đợt 3, ngày 13/5/2011, Nguyễn Trọng Vũ xuất cảnh bỏ trốn về Mỹ.

    Tính đến ngày 30/6/2021, thiệt hại của dự án 2 được xác định là 19,5 tỷ đồng gồm gốc lẫn lãi.

    Cũng theo cáo trạng, bị cáo Tân và đồng phạm bị cáo buộc gây thiệt hại cho cả hai dự án tổng số tiền hơn 22,6 tỷ đồng.

    Bảo An(T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cuu-giam-doc-so-kh-cn-tp-hcm-khong-tiep-tuc-keu-oan-nhung-khang-dinh-khong-co-tu-loi-ca-nhan-a597380.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Phiên tòa xét xử vụ án liên quan Công ty AIC: Đại diện Sở Y tế Quảng Ninh trình bày quan điểm

    Phiên tòa xét xử vụ án liên quan Công ty AIC: Đại diện Sở Y tế Quảng Ninh trình bày quan điểm

    Tại phiên tòa xét xử vụ án “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại Bệnh viện Sản - Nhi Quảng Ninh và Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế AIC (Công ty AIC), HĐXX đã đặt câu hỏi liên quan đến trách nhiệm của Sở Y tế Quảng Ninh khi để xảy ra sai phạm với tư cách là chủ đầu tư dự án.