(ĐSPL) - Cuộc sống của người dân thuộc 2 thôn Xảo Hạ (Quang Lãng) và Bái Đô (Tri Thủy) huyện Phú Xuyên (Hà Nội) đã có rất nhiều thay đổi, nhờ vào nghề giết mổ trâu bò từ hàng chục năm qua.
Nhưng đi kèm với đó là ô nhiễm môi trường, khiến hàng nghìn hộ dân khác đang phải sống chung với mùi hôi thối từ chất thải của “lò mổ”.
Xem video
Mỗi ngày, trung bình hai thôn giết mổ khoảng 200 con trâu bò, có những lúc cao điểm lên đến 400 -500 con một đêm, đem lại lợi nhuận có thể lên đến cả trăm triệu đồng. Cùng với đó, những lò mổ này đã xả trực tiếp ra môi trường chất thải từ lỏng tới rắn.
Những lò mổ này đã xả trực tiếp ra môi trường chất thải từ lỏng tới rắn. |
Trong cái nắng hè oi bức, những mùi hôi thối nồng nặc bốc lên quanh cuộc sống của hàng nghìn hộ dân, khiến họ đã dần “mẫn cảm” với thứ mùi xú uế từ phân trâu bò, tiết đọng. Chất thải không được thu gom và xử lý, thay vào đó những hộ kinh doanh đã đổ thải trực tiếp xuống dòng kênh thoát nước, khiến nó trở lên đen ngòn và đặc sệt lại.
Chất thải không được thu gom xử lý mà đổ trực tiếp xuống dòng kênh thoát nước khiến nó trở lên đen ngòn. |
Khi nhưng chất thải này ngày một nhiều hơn, và tích trữ lâu ngày thì nguy cơ ô nhiễm nguồn nước ngầm là rất có thể, trong khi tình trạng thiếu nước sạch của toàn xã hội đang ở mức báo động.
Trao đổi với PV báo Đời sống và Pháp luật, ông Nguyễn Thế Hưng, Chủ tịch UBND xã Quang Lãng rất bức xúc cho biết: “Từ năm 2011 TP.Hà Nội đã phê duyệt đề án xây dựng khu giết mổ tập trung trên địa bàn hai xã Quang Lãng và Tri Thủy với tổng mức đầu tư là khoảng 135 tỷ đồng trên tổng diện tích là hơn 3ha. Nhưng đến nay dự án vẫn chưa thực hiện, mà có thực hiện nữa hay không thì cũng không trả lời, để xã còn có phương án tự cứu mình”.
Vì mấy năm qua ông và người dân thôn Xảo Hạ đã nhiền lần kiến nghị mỗi lần tiếp xúc cử tri các cấp để có câu trả lời về dự án, nhưng vẫn chưa có một câu trả lời cụ thể nào.
Ông Nguyễn Thế Hưng, Chủ tịch UBND xã Quang Lãng. |
Biện pháp hiện tại để tự cứu mình thoát khỏi mùi hôi thối của người dân chỉ là thuê xe múc vớt chất thải chở đi nơi xa khu dân cư, thau rửa cống rãnh và xây dựng hầm biogas để chất thải không tràn vào mùa mưa. Nhưng cũng không giảm chút nào vì khối lượng chất thải quá lớn mỗi ngày.
Đến làm việc với Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Xuyên, chúng tôi được hướng dẫn gặp một cán bộ môi trường mới về huyện công tác - ông Nguyễn Đức Tình nhưng ông cũng không nắm rõ sự việc chỉ lúng túng cho biết: “Huyện đã tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân xử lý sơ bộ chất thải, lắp hầm biogas và xử lý mạnh tay”.
Tuy nhiên, những biện pháp trên hòa toàn không đem lại hiệu quả, thậm chí hình thức kiểm tra và xử lý “mạnh tay” là “yêu cầu” người dân xử lý trước khi xả thải ra môi trường cũng không được sự chấp hành. Yêu cầu vẫn chỉ là yêu cầu chứ hoàn toàn không có hình thức xử phạt nào đối với những hộ vi phạm.