(ĐSPL) – Vào mùa hè năm nay, một người mẹ ở Anh đã chào đón đứa con thứ 12 của mình và cũng là bé gái thứ 7 của cô.
Mandy, 39 tuổi, từ Worthing, nước Anh chào đón cô con gái thứ bảy của cô với chồng Nathan trong mùa hè năm nay. Đứa trẻ chào đời nặng 3,2 kg, là em út trong gia đình có 5 anh em trai và 6 chị em gái, với độ tuổi từ một đến 23.
Mandy thừa nhận cô đã trở nên 'nghiện' có nhiều con kể từ sau khi cô sinh con lần đầu tiên cách đây hơn hai thập kỷ khi cô 16 tuổi.
''Tôi nghiện sinh con? Đúng là có một chút chút” - cô nói khi cô chia sẻ câu chuyện của mình trên TLC.
Nhưng, không chỉ một mình cô ấy muốn sinh nhiều con, ngay cả chồng của cô cũng rất thích có một gia đình lớn.
Mandy nói: "Không phải tất cả các lần sinh con đều được lên kế hoạch nhưng mỗi một đứa con sinh ra đều được chào mừng một cách rất vui vẻ và niềm hạnh phúc. Nathan luôn muốn có một gia đình lớn, anh ấy thậm chí còn muốn có 20 đứa con nếu tôi muốn. Tuy vậy, tôi đã nói rằng, tôi muốn dừng lại ở đứa thứ 12.”
Chia sẻ với kênh TLC UK về cảm giác thích thú nhất khi có con, chị Mandy cho biết: "Cảm giác lần đầu tiên bế con thật kỳ diệu. Tôi cũng rất thích khi lần đầu nhìn thấy con sau hơn 9 tháng thai nghén và cảm nhận cú đá nhẹ của bé lên mặt mình, tôi thích điều đó".
Tuy nhiên, cô cũng thừa nhận mỗi lần chuyển dạ không hề dễ dàng và luôn khiến cô thấy lo lắng. "Bạn sẽ nghĩ càng có nhiều con thì chuyện sinh nở càng dễ, nhưng mỗi lần một khác và khó đoán trước, bạn sẽ không bao giờ biết điều gì sẽ xảy ra, bởi vậy tôi luôn hồi hộp và lo lắng", Mandy chia sẻ.
Cô cũng chia sẻ rằng, có một đứa trẻ sơ sinh trong nhà là cả một vấn đề, nhất là khi bạn còn rất nhiều đứa để phải lo lắng.
Để vừa có thể chăm con vừa lo chu đáo việc nhà, Mandy thường yêu cầu những đứa lớn trông em và nhận làm việc nhà để đổi lấy tiền tiêu vặt.
Theo luật pháp Việt Nam: Theo quy định tại điều 1 Pháp lệnh số Số: 08/2008/PL-UBTVQH12: "Điều 1. Sửa đổi Điều 10 của Pháp lệnh dân số năm 2003 như sau: “Điều 10. Quyền và nghĩa vụ của mỗi cặp vợ chồng, cá nhân trong việc thực hiện cuộc vận động dân số và kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc sức khỏe sinh sản: 1. Quyết định thời gian và khoảng cách sinh con; 2. Sinh một hoặc hai con, trừ trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định; 3. Bảo vệ sức khỏe, thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS và thực hiện các nghĩa vụ khác liên quan đến sức khỏe sinh sản”. Do đó, khoản 2 điều này có quy định là một cặp vợ chồng chỉ được sinh từ 1 đến 2 con trừ những trường hợp được quy định tại điều 2 Nghị định số: 20/2010/NĐ-CP: 1. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu cả hai hoặc một trong hai người thuộc dân tộc có số dân dưới 10.000 người hoặc thuộc dân tộc có nguy cơ suy giảm số dân (tỷ lệ sinh nhỏ hơn hoặc bằng tỷ lệ chết) theo công bố chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư. 2. Cặp vợ chồng sinh con lần thứ nhất mà sinh ba con trở lên. 3. Cặp vợ chồng đã có một con đẻ, sinh lần thứ hai mà sinh hai con trở lên. 4. Cặp vợ chồng sinh lần thứ ba trở lên, nếu tại thời điểm sinh chỉ có một con đẻ còn sống, kể cả con đẻ đã cho làm con nuôi. 5. Cặp vợ chồng sinh con thứ ba, nếu đã có hai con đẻ nhưng một hoặc cả hai con bị dị tật hoặc mắc bệnh hiểm nghèo không mang tính di truyền, đã được Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh hoặc cấp Trung ương xác nhận. 6. Cặp vợ chồng mà một hoặc cả hai người đã có con riêng (con đẻ), chỉ sinh một con hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh. Quy định này không áp dụng cho trường hợp tái hôn giữa hai người đã từng có hai con chung trở lên và hiện đang còn sống. 7. Phụ nữ chưa kết hôn sinh một hoặc hai con trở lên trong cùng một lần sinh". |
HOÀNG HÀ (Theo Daily Mail)
Xem thêm video:
[mecloud]iRcUfQ1Vh5[/mecloud]