Đậu hoàng hậu (205 - 135 TCN) có khuê danh là Đậu Y Phòng, sống vào thời nhà Hán trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Theo Sohu, bà là vợ của Hán Văn Đế Lưu Hằng, thân mẫu của Hán Cảnh Đế Lưu Khải và tổ mẫu của Hán Vũ Đế Lưu Triệt.
Đậu Y Phòng từng trải qua các chức vị Hoàng hậu, Hoàng thái hậu và Thái hoàng thái hậu, nắm trong tay quyền lực ít ai có được tới hơn 40 năm.
Song trước khi trở thành hoàng hậu, Đậu Y Phòng từng chỉ là một cung nữ bình thường hậu hạ Lã hậu- vợ của Hán Cao Tổ Lưu Bang - người sáng lập ra triều đại nhà Hán trong lịch sử Trung Quốc.
Nói về tuổi thơ của Đậu Y Phòng, cha mẹ mất sớm, nàng và anh, em trai ba người nương tựa vào nhau, cuộc sống vô cùng nghèo khổ, vất vả. Bù lại,nàng vô cùng xinh đẹp. Năm Đậu Thị mười mấy tuổi đã trở thành một thiếu nữ yểu điệu thướt tha, nhan sắc kiều diễm. Nàng được tuyển và đưa đến hoàng cung Trường An làm cung nữ.
Sau khi vào cung, do hiền lành, đoan trang nên đã nhanh chóng trở thành một tiểu thị nữ được Lã Hậu rất yêu mến và tin tưởng.
Khi Lã Thái Hậu nhiếp chính, muốn lấy lòng các Vương hầu nên bà đã quyết định tặng các mỹ nữ cho Vương gia và các con trai của Hán Cao Tổ Lưu Bang với thê thiếp khác. Đậu thị nằm trong số đó.
Quê hương Đậu Y Phòng là một phần của nước Triệu, bà rất nhớ quê nên đã hối lộ viên quan thái giám phụ trách đưa mình đến nước Triệu. Vị thái giám đồng ý nhưng do sơ xuất nên ông đã gửi nhầm Đậu thị đến nước Vệ thay vì nước Triệu.
Bà đã rất thất vọng vì không thể đến nước Triệu, nơi gần quê hương của mình hơn nhưng không còn cách nào khác ngoài việc tuân theo. Khi Đậu Y Phòng gặp Đại Vương Lưu Hằng, con trai thứ tư của Hán Cao Tổ, lúc này đang là Đại Vương của nước Vệ, trên khuôn mặt bà vẫn còn những giọt nước mắt.
Còn Đại Vương Lưu Hằng thì không biết chuyện gì đã xảy ra, trong số 5 cung nữ được Lưu Thái Hậu phái đến, ông chỉ yêu một cô gái mắt đẫm lệ Đậu Y Phòng và phong cho nàng là mỹ nữ.
Nhờ xinh đẹp, hiền thục, hiểu biết lễ nghĩa và sinh được nhiều con, Đậu Y Phòng càng ngày càng được Lưu Hằng yêu thương.
Thời điểm Lưu Hằng đăng cơ, vị trí chính cung của ông vẫn còn trống, do đó không có Hoàng hậu. Một năm sau, Hán Văn Đế Lưu Hằng lập Lưu Khải thành thái tử. Vài tháng sau, Đậu Y Phòng trở thành Hoàng hậu Đại Hán, con gái Lưu Phiêu được sắc phong thành Quán Đào công chúa, con trai thứ Lưu Vũ được phong thành Đại vương, sau đổi thành Lương vương.
Hoàng tử Lưu Khải sau này chính là Hán Cảnh Đế - người giúp nhà Hán trở nên hưng thịnh trong suốt giai đoạn ông cầm quyền.
Theo Sohu, có thể nói, sự xuất hiện của nàng cung nữ Đậu Y Phòng đã làm thay đổi vận mệnh của nhà Hán sau này.
Theo đó, năm 180 TCN, Lã thái hậu băng hà dẫn đến Loạn chư Lã (một chuỗi sự kiện tranh chấp quyền lực trong triều đình nhà Hán). Trong cơn loạn đó, đại thần Trần Bình và Chu Bột nhất trí lập Đại vương Lưu Hằng lên ngôi, tức là Hán Văn Đế. Con trai Đậu Y Phòng sinh ra - Lưu Khải được lập làm Đông cung Hoàng thái tử, nàng cung nữ năm nào nay vụt thành "mẫu nghi thiên hạ".
Phụ mẫu của Đậu hoàng hậu mất sớm cũng được truy phong tước Hầu. Nàng cũng tìm gặp lại được các anh em bị thất lạc lâu ngày và cùng đến ở tại kinh thành Trường An.
Sau khi trở thành "mẫu nghi thiên hạ", Đậu hoàng hậu theo chủ trương nên theo thuyết "Vô vi" của Lão Tử mà trị nước, bỏ bớt hình phạt nên quốc gia từ chỗ biến loạn mới thái bình nên ra sức thái tử Lưu Khải và các con học theo thuyết này.
Năm 157 TCN, Hán Văn Đế băng hà, thọ 45 tuổi, thái tử Lưu Khải lên kế vị, tức là Hán Cảnh Đế. Đậu hoàng hậu được tôn làm Đậu thái hậu. Hán Cảnh Đế rất kính nể và tôn trọng Đậu thái hậu. Thời đại của Hán Cảnh Đế Lưu Khải và cha ông Hán Văn Đế được gọi là Văn Cảnh chi trị - đất nước thái bình thịnh trị, dân chúng an cư lạc nghiệp.
Vào năm 141 TCN, Hán Cảnh Đế băng hà, Lưu Triệt lên ngôi, đã truy phong cho Đậu Thái hậu là Thái Hoàng Thái hậu. Vào năm Kiến Nguyên thứ 6, Đậu Thái hậu qua đời, được hợp táng cùng Hán Văn Đế tại Bá Lăng.
Mộc Miên (T/h)