+Aa-
    Zalo

    Cúng sao giải hạn năm 2015: Chỉ cần tâm là đủ!

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) – Bên cạnh ý nghĩa lễ bái, vãn cảnh đầu năm ở những ngôi chùa thờ Phật, không ít người có thói quen bói quẻ, xin xăm, cúng sao, giải hạn…

    (ĐSPL) – Bên cạnh ý nghĩa lễ bái, vãn cảnh đầu năm ở những ngôi chùa thờ Phật, không ít người có thói quen bói quẻ, xin xăm, cúng sao, giải hạn…

    Không khó để thấy ở tất cả các chùa, đền, phủ, miếu vào những ngày sau Tết Nguyên đán đều có đặt những bàn đăng ký dâng sao giải hạn.

    Có những năm, có những chùa người dự lễ dâng sao giải hạn đứng tràn cả ra đường, làm tắc cả một đoạn phố, nhà chùa làm lễ phải bắc loa ra đường để các thân chủ nghe được thầy chủ lễ xướng tên mình, tên thân nhân mình trong danh sách dài dặc những người dâng sao giải hạn. Có người chờ lâu quá, ngủ gật, xướng đến tên mình không nghe, sau lễ, thắc mắc ầm ĩ.

    Có nhiều người bỏ ra hàng triệu đồng để “dâng sao giải hạn” cho cả gia đình. Một số cơ quan, doanh nghiệp mời thầy cúng về “giải hạn” ngay tại cơ quan với chi phí lên tới cả hàng chục triệu đồng, ảnh hưởng đến tâm lý và công việc của cán bộ, công nhân viên và người lao động.

    Xin dâng sao giải hạn không cẩn thận có thể "tiền mất tật mang". Ảnh minh họa.

    Theo nhà sư Thích Lệ Nhật, chùa Thiên Phước, như chúng ta đã biết, tất cả mọi người học Phật ai cũng hiểu giáo lý nhà Phật đều dựa trên căn bản là Nhân Quả, nếu nói cho đủ là Nhân Duyên Quả.

    Nhân là hạt giống, và nhờ Duyên (thời tiết, chăm sóc, kỹ thuật...) Quả là kết quả do gieo Nhân mà được, nên một đời sống của một cá nhân hay cộng đồng đều do nhân quả mà ra. Do vậy khi một người gieo nhân dù tốt hay xấu thì nhất định người đó phải nhận lấy kết quả tốt hoặc xấu mà mình đã gieo. Nếu muốn hóa giải quả xấu, thì phải nỗ lực tu tập, trì chay, giữ giới, gieo nhiều việc thiện.

    Tuy nhiên, ngay từ đầu năm, rất nhiều Phật tử thường có thói quen đến chùa bói quẻ, cúng sao giải hạn. Mong một cuộc sống bình an, may mắn cho năm mới. Nhưng theo nhiều người thì việc cúng sao giải hạn này hại nhiều hơn lợi.

    Nhiều người cứ đinh ninh rằng nếu đem tiền vào chùa cúng sao, giải hạn thì tật bệnh sẽ qua, tai nạn sẽ không đến. Điều này giống như là việc đút lót tiền cho thần thánh để được một hồng ân nào đó phía sau, sẽ được thần thánh hỗ trợ hoặc ban bố phước lành; suy nghĩ như thế thật có tội, vô tình đưa các vị ấy vào những người nhận “đút lót”, ra tay nâng đỡ những ai biết điều, còn những ai không biết điều, không cúng kiến thì các vị sẽ “hững hờ”, nếu làm vậy thì các vị ấy đâu còn gọi là từ bi, thương chúng sanh bốn loài? Ngay cả đức Phật cũng từng nói “Ta không có khả năng ban bố phước lành, và cũng không có khả năng giáng họa cho bất kỳ ai, tất cả việc xấu tốt là do nghiệp báo và nhân quả của các con mà thôi” (Theo Đức Phật và Phật Pháp, tác giả Narada Thera, NXB Chùa Giác Ngộ).

    Cũng đã có không ít trường hợp được báo chí phản ánh về việc người dân nghe theo lời “thầy cúng rởm” mà “tiền mất, tật mang”.

    Xem sao giải hạn không có trong giáo lý nhà Phật mà là tín ngưỡng của người dân đã có từ lâu. Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam thì cũng tùy thuận theo tập tục có sẵn ở từng địa phương và theo từng hoàn cảnh có thể có những cách cúng sao hạn khác nhau.

    Vì vậy, người dân không nên quá tốn kém và quan trọng hóa việc làm những lễ này, chỉ cần một tấm lòng thành, hướng thiện là đủ. 

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cung-sao-giai-han-nam-2015-chi-can-tam-la-du-a85221.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Cúng Rằm tháng Giêng thế nào cho đúng?

    Cúng Rằm tháng Giêng thế nào cho đúng?

    (ĐSPL) – Hằng năm cứ đến ngày Rằm tháng Giêng (15/1 âm lịch) – Tết Nguyên tiêu người dân lại nô nức đi lễ chùa, cúng lễ đầu năm cầu bình an cho gia đình.

    Cúng ngày vía Thần Tài thế nào cho đúng?

    Cúng ngày vía Thần Tài thế nào cho đúng?

    (ĐSPL) – Ngày vía Thần Tài - ngày mùng 10 Tết, mọi nhà, công ty, cửa hàng.... có thờ Thần Tài đều sắm lễ vật để cúng lấy vía Thần Tài. Vậy cúng ngày Thần Tài thế nào cho đúng?