+Aa-
    Zalo

    Cứng khớp – triệu chứng không thể coi thường

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Cứng khớp là một trong những triệu chứng thường gặp ở người bị bệnh thoái hóa khớp hay viêm khớp dạng thấp. Thông thường cứng khớp xuất hiện ở các khớp tay, chân

    Cứng khớp là một trong những triệu chứng thường gặp ở người bị bệnh thoái hóa khớp hay viêm khớp dạng thấp. Thông thường cứng khớp xuất hiện ở các khớp tay, chân, ngón tay, ngón chân, khớp cổ. Đối với người cao tuổi, cứng khớp không chỉ gây đau nhức mà còn gây sưng, tê buốt dẫn đến tổn thương khớp và có thể tàn phế.

    Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách chữa cứng khớp, quý vị có thể tham khảo bài viết sau đây.

    1. Nguyên nhân gây cứng khớp

    Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cứng khớp, trong đó có một số nguyên nhân chính dưới đây:

    – Khớp bị xơ cứng do sử dụng nhiều thuốc kháng sinh hoặc do bẩm sinh.

    – Do sưng khớp, viêm khớp dạng thấp, và viêm khớp do thoái hóa khớp gây nên.

    – Ngoài ra, cứng khớp cũng có thể do chấn thương trong khi lao động làm đứt gân, gãy xương, vỡ xương, trật khớp phải nẹp và bó bột lâu ngày. Tuy nhiên lại không điều trị vật lý trị liệu và phục hồi chức năng đúng cách .

    2. Các loại cứng khớp thường gặp

    2.1. Cứng khớp gối

    Cứng khớp gối là hiện tượng xảy ra khi các cơ khớp đầu gối bị xơ dính do nhiều tác nhân. Khi mắc chứng cứng khớp gối, đầu gối sẽ bị co cứng, thường là vào buổi sáng, lúc đó chân người bệnh không thể duỗi thẳng được như bình thường mà gập cứng vào, khiến cho bệnh nhân phải ngồi lại xoa bóp một lúc rồi mới có thể đứng dậy đi lại.

    • Nguyên nhân:

    – Do chấn thương: té ngã, vận động thể thao quá mạnh, do tai nạn giao thông khiến sụn bị tổn thương, đứt gãy, trật khớp, gãy xương..dẫn đến cứng khớp gối

    – Do bệnh lý: viêm khớp dạng thấp, thoái hóa khớp, bệnh gout, và các bệnh liên quan đến khớp gối như áp xe, viêm xương khớp, viêm khớp vẩy nến, viêm khớp nhiễm khuẩn

    • Triệu chứng :

    – Cứng khớp gối thường xuất hiện vào những thời điểm sau ngủ dậy buổi sáng hoặc đầu chiều, bệnh nhân sẽ không thể lập tức đứng dậy ngay vì khớp gối không thể duỗi ra bình thường, vận động trở nên gượng gạo và kém linh hoạt.

    – Đồng thời những cơn đau tại khớp gối cũng xuất hiện đi kèm nhưng đau ở hạn mức bình thường, không quá dữ dội.

    – Một số người bệnh sẽ thấy sưng gối nhẹ, một số nóng đỏ, có thể kèm sốt nhẹ, người mệt mỏi.

    – Người bệnh sẽ ngồi nghỉ ngơi và xoa nắn khớp gối, tùy tình trạng mỗi người mà thời gian cứng khớp gối sẽ khoảng 15 – 30 phút hoặc lâu hơn.

    • Điều trị cứng khớp gối như thế nào hiệu quả?

    – Điều trị bằng thuốc: Người bị cứng khớp gối có thể sử dụng thuốc có hàm lượng Acid Hyaluronic để cải thiện chức năng sụn khớp, bôi trơn sụn khớp và tăng cường dịch khớp. Bên cạnh đó, có thể dùng thuốc Đông y cũng có tác dụng kinh thông, bổ huyết, bổ xương khớp.

    – Vật lý trị liệu: Trong điều trị cứng khớp gối thì đây là phương pháp quan trọng và gần như bắt buộc. Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu kết hợp với tập luyện hàng ngày sẽ đẩy nhanh tốc độ hồi phục cho khớp, đàn hồi cho dây chằng và tăng sự linh hoạt cho sụn.

    – Điều trị bằng phẫu thuật: Khi vật lý trị liệu kết hợp với thuốc uống trong thời gian dài mà không có kết quả tốt thì sẽ áp dụng phẫu thuật nhằm giải phóng khớp gối, giải phóng dây chằng…Sau khi phẫu thuật xong, bệnh nhân vẫn phải tham gia phục hồi chức năng như trước đây để nhanh chóng hồi khả năng vận động.

    2.2. Cứng khớp buổi sáng

    Cứng khớp buổi sáng là một biểu hiện khó chịu thường gặp nhất của các bệnh nhân đau cơ mạn tính, viêm khớp, viêm khớp dạng thấp và những người có cơ thể không kịp phục hồi sau một ngày hoạt động nhiều và liên tục. Khớp và cơ bắp rất đau khi thực hiện các vận động khớp đầu tiên khiến người bệnh cảm thấy khó khăn và muốn nằm nán lại trên giường. Cứng khớp buổi sáng có thể đi kèm với đau khớp, gây khó khăn trong sinh hoạt và thực hiện các công việc thường ngày.

    Nếu cứng khớp buổi sáng kéo dài hơn một giờ và trong một số trường hợp lên đến vài giờ  là đặc trưng của viêm khớp dạng thấp hoặc các chứng viêm khác của khớp. Cứng khớp buổi sáng kéo dài ít hơn nửa giờ có nhiều khả năng là thoái hóa khớp hoặc các bất thường cơ xương khác không có viêm.

    Đặc biệt, một dấu hiệu điển hình của bệnh viêm khớp dạng thấp là bệnh nhân bị cứng khớp ngón tay vào buổi sáng kéo dài từ 10-30 phút, khó cử động ngón tay, không thể cầm nắm vật gì. Không chỉ bị cứng khớp vào buổi sáng mà sau một thời gian nghỉ ngơi, ít vận động bàn tay, ngón tay, người bệnh cũng gặp phải tình trạng cứng khớp, phải xoa bóp và vận động một lúc thì ngón tay mới cử động bình thường trở lại.

    Khi xuất hiện dấu hiệu cứng khớp ngón tay vào buổi sáng, người bệnh cần đến chuyên khoa cơ xương khớp để được bác sĩ thăm khám và xác định nguyên nhân chính xác gây cứng khớp ngón tay. Sau khi xác định được nguyên nhân, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra các giải pháp điều trị bệnh triệt để, cải thiện các triệu chứng mà bạn đang gặp phải.

    • Đối phó với cứng khớp buổi sáng như thế nào?

    – Ngủ ở một tư thế giúp hỗ trợ khớp xương của bạn miễn là bạn thấy thoải mái như nằm nghiêng hoặc nằm ngửa. Giấc ngủ sâu giúp cơ thể phục hồi và nạp lại năng lượng sau một ngày dài làm việc.

    – Phòng ngủ hay môi trường ngủ đủ ấm áp, tránh bị gió lùa. Nếu trời lạnh, nên dùng máy sưởi hoặc đắp thêm chăn để ngăn lạnh hoặc ẩm ướt, dễ gây cứng các khớp.

    – Trước khi ra khỏi giường, làm các bài tập vận động đơn giản để khởi động và làm dẻo dai các khớp.

    – Tắm nước nóng là cách gây toát mồ hôi, thúc đẩy tuần hoàn máu và giảm co thắt cơ bắp. Khi vừa mới thức dậy, có thể tắm ngay dưới vòi sen nóng – chỉ đứng dưới vòi nước ấm và thả lỏng thư giãn hoàn toàn. Khi cơ thể đã được làm ấm lên, thực hiện một số động tác uốn cong đầu gối và các khớp một cách nhẹ nhàng.

    – Làm một vài bài tập nhẹ tại chỗ vào buổi sáng thức dậy cho đến khi cơ bắp của bạn bắt đầu được nới lỏng.

    – Tập thể dục hằng ngày (hoặc đi bộ kèm đung đưa cánh tay) là một cách tuyệt vời để kích thích giải phóng Endorphin – một hormon giảm đau tự nhiên trong cơ thể. Tập thể dục giúp tuần hoàn lưu thông tốt, giúp đào thải các chất độc ra khỏi cơ thể. Tạo thói quen đi bộ khoảng 10.000 bước/ngày sẽ giúp cải thiện đáng kể sức khỏe toàn thân và các khớp.

    – Tìm hiểu những cách để đối phó và quản lý stress thật hiệu quả, tạo một tinh thần luôn phấn chấn vui vẻ.

    – Uống nước đầy đủ, tốt nhất uống 6-8 ly nước lọc mỗi ngày.

    – Ăn lành mạnh: cắt giảm carbohydrate đơn giản và tinh chế. Loại bỏ tất cả các loại thực phẩm màu nhân tạo, thực phẩm giàu bột mì trắng và hương vị/chất ngọt nhân tạo (sirô có nhiều fructose, fructose tinh chế và aspartame).

    3. Cứng khớp nguy hiểm như thế nào?

    – Giảm dần hoặc thậm chí mất chức năng vận động thông thường

    Theo các nghiên cứu, có khoảng 89% người bệnh viêm khớp dạng thấp bị cứng khớp, bàn tay khó nắm, khó xoay và khó đi lại sau 10 năm phát bệnh. Biến chứng nguy hiểm sau này, trong đó bao gồm cả việc giảm hoặc có thể mất đi chức năng vận động thông thường như cầm nắm … và khiến họ mất đi khả năng lao động.

    – Teo cơ, biến dạng khớp hoặc tàn phế

    Trong thời gian đầu mắc bệnh, nếu không có cách điều trị kịp thời, người bệnh rất dễ bị những biến chứng nghiêm trọng hơn như teo cơ, biến dạng khớp, dính khớp, thậm chí tàn phế có nguy cơ xảy ra ở giai đoạn muộn của bệnh.

    Tăng nguy cơ các bệnh về tim mạch

    Các nghiên cứu cho thấy, có tới 30% bệnh nhân cứng khớp có biến chứng về tim mạch và 50% số ca bị biến chứng này có thể dẫn tới tử vong.

    Cứng khớp gây tổn thương tai tim, đặc biệt là van tim và đây là nguyên nhân gây bệnh tim mạch và có thể gây tử vong khi lớn tuổi. Ngoài ra, các nhà khoa học còn cho rằng, tuổi thọ của bệnh nhân cứng khớp thấp hơn và chất lượng sống của họ cũng kém hơn so với người không mắc bệnh này.

    4. Cách phòng tránh cứng khớp cần biết

    – Để hổ trợ cho việc điều trị, người bệnh cần phải có lối sống lành mạnh: nghỉ ngơi hợp lý, tập thể dục phù hợp, ăn uống đúng cách để kiểm soát tốt cân nặng.

    – Đặc biệt nên bổ sung các thức ăn giàu canxi, vitamin D, collagen (một thành phần của sụn khớp) để giúp khung xương vững chắc và các khớp dẻo dai linh hoạt hơn. Nếu bữa ăn không đáp ứng đủ hàm các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, người cao tuổi có thể bổ sung 2 – 3 ly sữa mỗi ngày, lưu ý chọn sữa trong công thức có chứa hàm lượng cân đối của các dưỡng chất trên.

    – Trong trường hợp cứng khớp kéo dài kèm các biểu hiện khác như đau, nhức, mỏi, người bệnh có thể sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị khớp có thành phần Cao Rắn Hổ Mang. Các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Cao Rắn Hổ Mang cung cấop các Acid amin, Khoáng chất (Canxi, Magie, Kẽm …), Vitamin (A, D, B1, B6, B9…) cùng một số chất Saponozit, Protit,… là nguyên liệu thiết yếu để cơ thể tổng hợp Proteoglycan giúp tăng cường chất dịch nuôi dưỡng ổ khớp, giúp giảm đau, bôi trơn, tái tạo và phục hồi sụn khớp bị tổn thương, giải quyết hiệu quả các chứng cứng khớp, thoái hóa, đau nhức xương khớp, giúp bảo vệ, làm bền vững các dây chằng.

    – Lưu ý, cần khám sức khoẻ định kỳ, tăng cường luyện tập thể dục thể thao, người gầy cần tăng cường ăn nhiều bữa, chú trọng các thực phẩm như thịt heo, thịt gia cầm (gà, vịt, bò) cá biển, tôm, cua, sò; lúa mì, lúa mạch; bổ sung thêm vitamin D, B, K, folic acid, calcium, sắt có chứa trong các loại rau; dùng các loại dầu chứa acid béo omega 3 như: dầu đậu nành, dầu hạnh nhân, dầu ô-liu…

    Cứng khớp tưởng chừng như là bệnh thông thường, tuy nhiên không nên chủ quan với triệu chứng này vì nó có thể dẫn đến hủy hoại khớp và làm cho người bệnh bị tàn phế suốt đời nếu không được chữa trị đúng cách, kịp thời.

    Để được chuyên gia tư vấn phù hợp nhất với tình trạng bệnh của bạn, hãy để lại số điện thoại, hoặc gọi điện tới tổng đài 1900 63 64 68 hoặc 0966 492 332!

    Benhxuongkhop.vn

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cung-khop-trieu-chung-khong-the-coi-thuong-a229192.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan