+Aa-
    Zalo

    Cùng đồng bào Pa Cô giữ bình yên biên giới

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Đồn Biên phòng BaLin là một trong những đồn khó khăn và xa nhất của tỉnh Quảng Trị. Nơi ấy các anh luôn sát cánh cùng bà con dân bản.

    (ĐS&PL) -  Đồn Biên phòng BaLin là một trong những đồn khó khăn và xa nhất của tỉnh Quảng Trị, đóng cheo leo bên vách núi thuộc xã Avao. Nơi ấy, các anh luôn sát cánh cùng với bà con dân bản để xây dựng và bảo vệ bình yên nơi miền biên giới phía Tây của Tổ Quốc.

    Trong chuyến công tác tại miền núi huyện Đakrông (Quảng Trị), PV báo ĐS&PL Online có dịp cùng với cán bộ chiến sĩ Đồn Biên phòng Balin về thôn Ho Hó 1, xã Avao, huyện Đakrông. Ở đây, chúng tôi cảm nhận rõ những tình cảm của bà con dân bản, họ luôn sát cánh với cán bộ chiến sĩ Biên phòng để cùng nhau giữ bình yên nơi miền biên cương của Tổ quốc giữa hai đất nước Việt Nam và Lào

    Cùng đồng bào Pa Cô giữ bình yên biên giới
    Bà con tập trung về nhà bác Trưởng thôn Cồn Vàng để nghe cán bộ chiến sĩ biên phòng tuyên truyền về pháp luật.

    Cũng như những lần trước, sau lời thông báo trên loa phát thanh của bác Trưởng thôn Hồ Văn Tực (dân bản thường gọi bác với cái tên quen thuộc là Cồn Vàng), bà con đã tập trung đầy đủ về sàn nhà của bác Trưởng thôn để nghe đoàn cán bộ bộ đội phổ biến tình hình và những quy định mới của pháp luật Nhà nước.

    Nghe vậy, bà con rất phấn khởi và chấp hành răm rắp. Tại đây, Trung uý Nguyễn Xuân Thế, Đội trưởng Đội vận động quần chúng đã trực tiếp phổ biến cho bà con nơi đây về những quy định của pháp luật đề ra.

    Trao đổi với chúng tôi, Trung uý Nguyễn Xuân Thế cho biết: “Đây là thôn bản xa hẻo lánh nhất của xã Avao, giáp với biên giới Lào. Đường sá đi lại rất khó khăn nên bà con nơi đây thường sống biệt lập với thế giới bên ngoài nên trình độ với ý thức người dân rất thấp. Chính vì thế, chúng tôi phải thường xuyên lên đây làm công tác vận động và tổ chức tuyên truyền luật pháp. Bên cạnh đó thôn Ho Hó 1 là thôn giáp ranh với thôn Ho Hó 2, thuộc huyện Tù Muồi, tỉnh Sanavan (Lào), hai thôn này là anh em nên việc làm ăn và qua lại của bà con dân bản nơi biên giới này rất phức tạp, nên lực lượng biên phòng rất chú trọng và quan tâm đặc biệt”.

    Cùng đồng bào Pa Cô giữ bình yên biên giới
    Trung úy Nguyễn Xuân Thế cùng cán bộ thôn đang tuyên truyền bà con về Nghị định 34 của Chính Phủ.

    Trò chuyện với chúng tôi, già làng Vỗ Lan (70 tuổi), trú tại bản Ho Hó 1 cho biết: “Cán bộ Biên phòng BaLin thương bà con chúng tôi lắm, lúc nào cũng quan tâm đến đời sống bà con nơi đây, và thường xuyên tuần tra, vận động để giúp đỡ bà con dân bản như làm cái nhà, bày trồng lúa nước trên rẫy và rất nhiều lần cùng với bà con làm đường để lên bản…”, già Lan tự hào.

    Trò chuyện với PV, bác Hồ Văn Tực, một cán bộ có kinh nghiệm trên 15 năm nay làm trưởng thôn người dân tộc Pa Cô cho biết: “Ở cái bản này chúng tôi luôn tuyên truyền bà con làm ăn đúng theo pháp luật của nhà nước, vì thế tệ nạn buôn bán, lâm tặc ở đây không hề có xảy ra. Tuy đời sống bà con còn gặp rất nhiều khó khăn, đường xá sa sôi rất khó đi nhưng bù đấp lại bà con dân bản sống rất hoà thuận, luôn chia sẻ từng bác gạo khi gia đình gặp phải khó khăn và sống rất hạnh phúc với con cháu”.

    Theo tìm hiểu của PV được biết, hiện Đồn Biên phòng BaLin đang quản lý với 10 cộc mốc biên giới được tính từ cột số 624 đến 633. Do vậy, Ban chỉ huy Đồn biên phòng luôn kết hợp với các cơ quan chức năng của huyện Tù Muồi (Lào) cùng bảo vệ vùng biên. Qua đó, về phía hai thôn bản giáp ranh nhau giữa ở hai nước, cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng cũng thường xuyên tổ chức giao ban hai bản với nhau cứ theo định kỳ 3 tháng một lần, và địa điểm luân phiên hai bản qua lại.

    Cùng đồng bào Pa Cô giữ bình yên biên giới
    Cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng BaLin thường xuyên phối hợp dân quân tự vệ xã Avao tuần tra kiểm soát các cột mốc biên giới.

    Nhằm đảm bảo đến sức khoẻ và đời sống cho bà con dân bản, Đồn biên phòng luôn tuyên truyền bà con hãy bảo vệ rừng và tài nguyên và giữ gìn môi trường xung quanh. Qua đó, cán bộ chiến sĩ Đồn biên phòng Ba Lin đã mạnh dạng truy quét nạn khai thác vàng trái phép đối với Công ty khoáng sản IV. Đồng thời đơn vị cũng phối hợp với các cơ quan chức năng để yêu cầu công ty khoáng sản này sớm di dời ra khỏi địa bàn nhằm bảo đảm đời sống sinh hoạt cho bà con.

    Hiện nay, vùng biên giới là những nơi mà kẻ gian luôn lợi dụng sự kém hiểu biết của bà con để thực hiện những hành vi chống phá nhà nước, mong rằng mỗi một cán bộ chiến sĩ luôn vững vàng tay súng ở miền biên cương, hải đảo giữ vững từng tấc đất quê của hương.

    Phi Hoàng - Nguyễn Thành

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cung-dong-bao-pa-co-giu-binh-yen-bien-gioi-a27244.html
    “Xuân biên giới - Tết nghĩa tình” tại Hà Tĩnh

    “Xuân biên giới - Tết nghĩa tình” tại Hà Tĩnh

    (ĐS&PL) - Nhằm tri ân tấm lòng người lính mang quân hàm xanh cũng như mong muốn sẽ góp phần thu hút sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và các nhà hảo tâm đối với công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, chương trình “Xuân biên giới - Tết nghĩa tình” đã được tổ chức vào tối qua (20/1), tại Trung tâm Văn hóa điện ảnh Hà Tĩnh.

    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    “Xuân biên giới - Tết nghĩa tình” tại Hà Tĩnh

    “Xuân biên giới - Tết nghĩa tình” tại Hà Tĩnh

    (ĐS&PL) - Nhằm tri ân tấm lòng người lính mang quân hàm xanh cũng như mong muốn sẽ góp phần thu hút sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và các nhà hảo tâm đối với công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, chương trình “Xuân biên giới - Tết nghĩa tình” đã được tổ chức vào tối qua (20/1), tại Trung tâm Văn hóa điện ảnh Hà Tĩnh.

    Tuần tra song phương trên biên giới

    Tuần tra song phương trên biên giới

    Vừa qua, Đồn BP Đăk Lao (BĐBP Đăk Nông, Việt Nam) và Tiểu đoàn 103 (Tiểu khu Quân sự tỉnh Mulđunkiri, Vương quốc Campuchia) đã phối hợp tổ chức tuần tra song phương trên 7km đường biên giới chung.