+Aa-
    Zalo

    Củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX Nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐS&PL) Đó là nội dung thảo luận tại diễn đàn về phát triển mô hình HTX nông nghiệp do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ chủ trì diễn ra vào sáng nay ngày 16/4 tại Đồng Tháp.

    (ĐS&PL) Đó là nội dung thảo luận tại diễn đàn về phát triển mô hình HTX nông nghiệp ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) tại Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) do Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương đổi mới và phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã đã chủ trì vừa diễn ra vào sáng nay ngày 16/4 tại Đồng Tháp.

    Báo cáo tại Diễn đàn, ông Nguyễn Văn Thịnh, Cục trưởng Cục Kinh tế hợp tác (Bộ NN&PTNT) cho biết, hiện nay ở tất cả các địa phương của ĐBSCL đều có những HTX nông nghiệp tổ chức cộng đồng, nông dân ứng phó với BĐKH hiệu quả, cụ thể như hàng chục các HTX nông nghiệp ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang tổ chức nông dân chuyển đổi mô hình sản xuất từ 2 vụ lúa sang mô hình lúa tôm, mô hình nuôi tôm dưới tán rừng, có lợi nhuận ròng là 52,20 triệu đồng/ha/năm, trong khi canh tác thuần lúa nông dân chỉ có lợi nhuận ròng là 39,20 triệu đồng/ha/năm.

    Sau gần 3 năm triển khai Quyết định số 445/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Thí điểm hoàn thiện, nhân rộng mô hình HTX kiểu mới tại vùng ĐBSCL giai đoạn 2016-2020”, toàn vùng đã lựa chọn 156 HTX và 19 tổ hợp tác đăng ký tham gia thí điểm. Đến nay đã có 18 tổ hợp tác đã thành lập các HTX. Tại các tỉnh như An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Long An, Tiền Giang, các mô hình HTX nông nghiệp đang ứng dụng nông nghiệp thông minh vào sản xuất lúa gạo trên quy mô cả chục ngàn ha nâng cao chất lượng hiệu quả kinh tế cao.

    Toàn cảnh Diễn đàn về đổi mới mô hình HTX Nông nghiệp

    Đại diện các HTX, các nhà khoa học đều nhấn mạnh, tại ĐBSCL, sản xuất nông nghiệp không chỉ chuyển đổi mạnh theo cơ chế thị trường, mà phải đồng thời bảo đảm thích ứng với BĐKH. Điều này càng thấy được ý nghĩa của HTX kiểu mới trong tổ chức thực hiện sản xuất đồng bộ, bền vững và gia tăng lợi nhuận cho từng xã viên. 

    Theo đó, hoạt động của HTX nông nghiệp ứng phó với BĐKH thể hiện ở các công việc tổ chức lập kế hoạch đào tạo, chia sẻ kinh nghiệm và tiếp nhận sáng kiến của người dân về ứng phó với BĐKH. Bố trí lại mùa vụ, cơ cấu cây trồng, lựa chọn và cung ứng vật tư, phân bón, cây con giống thích hợp với điều kiện BĐKH. Tổ chức xuống giống cùng trà, cùng thời điểm. Cung cấp dịch vụ tưới tiêu và quản lý đê bao, bờ vùng, bờ thửa. Hỗ trợ thành viên tham gia chuỗi giá trị nông sản. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quan trắc, sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, để triển khai hiệu quả, một số HTX đề nghị Chính phủ ban hành riêng một nghị định về phát triển HTX gắn với ứng phó BĐKH.

    Phát biểu tại Diễn đàn, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ đánh giá quy mô HTX nông nghiệp trong vùng đã tăng về thành viên, vốn và diện tích. Tuy tốc độ tăng thành viên còn nhỏ nhưng hiệu quả sản xuất kinh doanh của HTX nông nghiệp của vùng cao hơn các khu vực khác của cả nước, đạt 1,07 tỷ đồng doanh thu và lợi nhuận đạt 154 triệu đồng/năm.

    Nhân dịp này, Phó Thủ tướng đề nghị các Bộ ngành có liên quan sớm thao mưu cho Chính phủ bàn hành một số chính sách tạo điều kiện cho HTX huyển đổi sang mô hình mới được thuận lợi hiệu quả. Cụ thể:  

    Bộ Tài chính sớm tham mưu cho Chính phủ để báo cáo Quốc hội ban hành nghị quyết miễn giảm thuế cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, trong đó có việc xoá nợ khê đọng của HTX kiểu cũ, tạo thuận lợi cho HTX chuyển đổi sang mô hình mới; sớm trình Chính phủ ban hành Nghị định tổ chức hoạt động của Quỹ HTX Trung ương và địa phương, có việc bảo lãnh tín dụng cho HTX vay vốn.

    Bộ NN&PTNT nghiên cứu triển khai một hội nghị chuyên đề về tín dụng cho nông nghiệp, trong đó có HTX; nghiên cứu xây dựng nghị định riêng của Chính phủ về HTX nông nghiệp.

    Bộ KH&ĐT ban hành thông tư hướng dẫn về hoạt động của kinh tế trang trại, giúp liên kết giữa các hộ nông dân, kinh tế trang trại với HTX. Các Bộ KH&CN và TN&MT phối hợp xây dựng môi trường sáng tạo-khởi nghiệp cho các HTX.

    Các địa phương dùng nguồn vượt thu hằng năm để bổ sung cho Quỹ phát triển HTX địa phương để nuôi dưỡng các HTX hoạt động hiệu quả, tạo ra nguồn thu lâu dài cho địa phương và xã viên. 

    Minh Châu/Sức Khỏe 365
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cung-co-va-nang-cao-hieu-qua-hoat-dong-cua-htx-nong-nghiep-ung-pho-voi-bien-doi-khi-hau-a271407.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.