Các đại gia sở hữu du thuyền bạc tỷ tại Việt Nam lại phải tốn kém xây cảng cho du thuyền khi tiêu chuẩn cơ sở “Cảng du thuyền - yêu cầu thiết kế” của Cục Hàng hải ban hành có hiệu lực trong năm 2015.
Được coi là những du thuyền hạng sang bậc nhất Sài Gòn với mức giá 4 triệu USD, tương đương với giá hơn 84 tỷ đồng Việt Nam, chiếc du thuyền mà gia đình chồng nữ diễn viên nổi tiếng Tăng Thanh Hà đang sở hữu có tên Azimut 70, có chiều dài tổng thể 21,6m, chiều ngang 5,6m, sử dụng động cơ MAN V12 1360 công suất 2.720 mã lực.
|
Du thuyền của gia đình chồng " ngọc nữ" Tăng Thanh Hà đang được neo đậu tại khu vực Bến Nhà Rồng, Q.4 (Ảnh: Zing.vn). |
Được biết, chiếc du thuyền này đang được neo đậu tại khu vực bến Nhà Rồng, Q.4, Tp.HCM.
Chiếc du thuyền Diamond Island - hiệu Princess 58 do Anh sản xuất, do ông Tăng Thành Trung, Giám đốc Việt Nam Yacht là người sở hữu, được xuất xưởng từ năm 2008, có chiều dài 18 m. Tốc độ tối đa 65km/h, hiện được neo đậu tại Trạm 4, trên sông Sài Gòn.
|
Du thuyền Diamond Island hiện được neo đậu tại Trạm 4, trên sông Sài Gòn (Ảnh: Zing.vn). |
Một chiếc du thuyền khác có tên Sunseeker 63, được biết thuộc sở hữu của một bác sỹ ở quận 2, có chiều dài là 21 m, bình nhiên liệu 2.900 lít, bình nước có sức chứa 816 lít.
|
Du thuyền Sunseeker 63 của một bác sỹ được neo đậu tại một bến tạm chân cầu Thủ Khiêm (Ảnh: Zing.vn). |
Hiện du thuyền này đang neo đậu tại một bến tạm gần chân cầu Thủ Khiêm.
Du thuyền Meridian 408, thuộc sở hữu của Sacombank, có chiều dài 12 m, hiện cũng đang được neo đậu tại một bến tạm thuộc huyện Nhà Bè.
Quyết định về việc công bố Tiêu chuẩn cơ sở “
Cảng du thuyền – yêu cầu thiết kế”, với phạm vi áp dụng để thiết kế mới hoặc cải tạo các cảng du thuyền cho các tàu có chiều dài dưới 50m.
Như vậy, du thuyền của các đại gia Việt sẽ phải được neo đậu theo đúng tiêu chuẩn thiết kế của cảng du thuyền.
|
Du thuyền Meridian 408, thuộc sở hữu của Sacombank hiện neo đậu tại một bến tạm thuộc huyện Nhà Bè (Ảnh: Zing.vn). |
Theo tiêu chuẩn này, cảng du thuyền sẽ bao gồm một nhóm các phao nổi, cầu tàu, bến nhô hay các kết cấu tương tự được thiết kế để cung cấp khả năng neo cập cho các tàu có mục đích giải trí, du lịch và bao gồm các công trình phụ trợ như: đường dốc kéo tàu, các công trình phục vụ duy tu, sửa chữa tàu thuyền cũng như cung cấp nhiên liệu, lương thực, nước sạch…
Nguyên tắc khu nước của cảng du thuyền cần được bố trí sao cho tác động của dòng chảy, sóng, gió… lên công trình là nhỏ nhất, cần lựa chọn khu vực kín gió, sóng nhỏ, bùn cát ít lắng đọng. Khi xây ở vùng biển hở cần xem xét xây dựng các đê chắn sóng để che chắn.
Bên cạnh đó, chiều sâu thiết kế và chiều rộng của các vùng nước khác nhau trong một cảng du thuyền phải xét đến kích thước và chủng loại tàu dự kiến neo đậu tại các bến, tác động của sóng, dòng chảy, dao động mực nước… để duy trì chiều sâu thiết kế tối thiểu.
Chiều rộng thích hợp của luồng vào cảng là 30 m, hoặc 6 B (m); chọn giá trị nhỏ nhất. Với những bể cảng du thuyền chứa 200 đến 300 bến, luồng vào cảng phải có chiều rộng tối thiểu từ 30 m đến 50 m trong mọi điều kiện.
Chiều rộng luồng chính và luồng phụ có thể xác định như sau: Chiều rộng tối thiểu 23 m hoặc 1,5 L (m), chọn giá trị lớn hơn, chiều rộng thích hợp 30 m, hoặc 1,75L (m), chọn giá trị lớn hơn. Luồng phụ chiều rộng tối thiểu 1,5 L (m), chiều rộng thích hợp 1,75L (m). Ở những nơi có vận tốc dòng chảy vượt quá 0,05m/s, chiều rộng của luồng chính và phụ nên được tăng lên để xét ảnh hưởng của dòng chảy lên một tàu di chuyển dọc luồng và quay trở về bến.
Trong cảng du thuyền, các khu quay vòng nên được cung cấp, cụ thể gần các bến nhiên liệu và luồng cụt hoặc luồng phụ, diện tích quay vòng ra và vào các bến nên lấy được bằng 2,25 L (m).
Về chiều sâu khu nước cho một bến du thuyền cụ thể phải được dự trên cao độ mực nước thấp thiết kế mà được thiết lập trên cơ sở mực nước thấp của khu vực hoặc các dữ liệu quan trắc đáng tin cậy trong một thời gian dài, gồm các thông tin như: mức thủy triều thấp, độ sâu thấp nhất.
Chiều sâu luồng vào cảng nên xét đến: Mớn nước của các tàu sử dụng bến du thuyền, điều kiện sóng phía ngoài bể cảng, đặc tính của vật liệu đáy biển, tốc độ bồi lắng có thể trong luồng vào, việc mở rộng trong tương lai của các du thuyền, các vấn đề cần xem xét khi xây dựng.
Vũng neo đậu trong cảng du thuyền phải đảm bảo điều kiện tàu có mớn nước lớn nhất có thể sử dụng bất kỳ bến nào, không được chạm đáy khi thủy chiều xuống thấp. Độ sâu tối thiểu trong khu vực vũng neo đậu không nên nhỏ hơn mớn nước lớn nhất của tàu neo đậu cộng với nửa chiều cao sóng dự đoán cộng với dung sai 0,3m hoặc 0,5m cho các điều kiện đáy biển cộng với độ sâu dự trữ bồi lắng.
Cọc neo nên được đặt tại vị trí cách cầu đi bộ một khoảng bằng 0,9 Lb. Cầu tàu cần phải dựa vào việc lựa chọn loại kết cấu tàu cố định được áp dụng ở những nơi giao động mực nước thủy triều với các khu vực ven biển hay dao động mực nước mùa với hồ hay sông nhỏ hơn 0,91 m, kết cấu tàu nổi được lựa chọn ở những khu vực thủy triểu hay giao động mực nước theo mùa lớn hơn 0,91 m.
Cầu đi bộ phụ có chiều rộng không nhỏ hơn 1,5 m và chiều dài không quá 210 m. Còn cầu đi bộ chính phải đảm bảo khi giao thông bộ hành tăng lên do việc liên kết nối tập trung của một hay nhiều cầu đi bộ phụ, khi chiều dài cầu đi bộ chính được tăng lên thì chiều rộng cũng phải được tăng lên tương ứng.
Bên cạnh đó, Quyết định về tiêu chuẩn cơ sở “ Cảng du thuyền – yêu cầu thiết kế” cũng quy định rõ các tiêu chuẩn về tải trọng, các lưu ý về vật liệu, về phao nổi, sàn cầu tàu, cọc định vị, công trình phụ trợ…
Quyết định này có hiệu lực thi hành từ 15/12 và có hiệu lực trong vòng 3 năm.
Link bài gốcLấy link
https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cuc-hang-hai-co-lenh-nha-ha-tang-phai-ton-tien-xay-cang-du-thuyen-a75616.html