+Aa-
    Zalo

    Cua đỏ thi nhau di cư ra bờ biển đào hang giao phối, sinh sản

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Hơn 120 triệu con cua đỏ sẽ vào các hang do cua đực đào sẵn sau đó tiếp tục hành trình ra bờ biển Ấn Độ Dương đẻ trứng trên các ghềnh đá.

    (ĐSPL) - Sau khi vượt qua quãng đường một vài dặm để đến ven bờ biển, hơn 120 triệu con cua đỏ sẽ vào các hang do cua đực đào sẵn, sau đó tiếp tục hành trình ra biển đẻ trứng trên các ghềnh đá.
    Mỗi năm vào khoảng tháng 10 - 12, khi trời bắt đầu đổ mưa vào đảo Christmas (Giáng sinh), hòn đảo nhỏ nổi tiếng của Autralia nằm ở Ấn Độ Dương, hàng trăm triệu con cua đỏ lại bắt đầu một hành trình kéo dài nhiều ngày từ vùng cao nguyên, rừng mưa xuống những bãi biển Ấn Độ Dương để đào hang để giao phối, sinh sản. Đây là một cuộc di cư khó khăn, độc đáo và ít thấy nhất trên Trái Đất.
    Cua đỏ thi nhau đổ ra bờ biển đào hang giao phối, sinh sản
    Cua đỏ thi nhau đổ ra bờ biển đào hang giao phối, sinh sản. Ảnh: Gary Tindale
    Chúng thường bắt đầu cuộc di cư vào buổi sáng sớm và chiều tối để tránh ánh sáng mặt trời trực tiếp. Nhờ nguồn năng lượng đặc biệt được sản sinh từ nội tiết tố cung cấp trong quá trình di chuyển nên nó có thể di cư và trở về khu rừng của mình trong vài ngày mà không bị đói.
    Mỗi khi cuộc di chuyển của đàn cua diễn ra đều khiến phương tiện giao thông không thể đi lại. Các khu rừng, khu du lịch, bãi biển và những đường mòn đều cũng trở thành nơi mà con người không thể sử dụng.
    Tuy nhiên, người dân đảo cảm thấy không phiền toái bởi phân của chúng được coi là một loại phân bón rất quan trọng với những cánh rừng nhiệt đới trên đảo Christmas.
    Cua đỏ thi nhau đổ ra bờ biển đào hang giao phối, sinh sản
    Cua đỏ thi nhau đổ ra bờ biển đào hang giao phối, sinh sản. Ảnh: Internet
    Trên đảo Christmas có khoảng 14 loài cua sinh sống nhưng chỉ có loài cua đỏ chiếm số lượng lớn nhất với khoảng 120 triệu con và cua đỏ cũng được xem là loài cua lớn nhất thế giới. Christmas đã trở thành thiên đường của loài cua đỏ nổi tiếng đến mùa mưa lại lũ lượt tìm về trong mùa sinh sản.
    Để bảo vệ loài giáp xác này (có khi 15\% số cua bị giẫm chết) chính quyền địa phương đã ngăn một số tuyến đường, cấm các phương tiện lưu thông để nhường đường cho… cua, đồng thời hỗ trợ thêm bằng cách bắc cầu và dựng hàng rào để giúp "đoàn quân" cua di chuyển dễ dàng.
    Sau thời gian sinh sản, chúng lại giấu mình trong những nhánh cây hoặc các hốc đá, chỉ ra khỏi hang khi nhiệt độ xuống thấp và bắt đầu đào đất, cần mẫn như những người thợ làm vườn…

    Cua đỏ đảo Christmas (tên khoa học là Gecarcoidea natalis) là một loài động vật thuộc họ Cua đất (Gecarcinidae), chi Gecarcoidea. Nó là loài đặc hữu tại đảo Christmas và quần đảo Cocos (Keeling) tại Ấn Độ Dương.

    Cua đỏ thi nhau đổ ra bờ biển đào hang giao phối, sinh sản
    Cận cảnh một con cua đỏ. Ảnh: Internet

    Cua đỏ đảo Chrismas thuộc lớp giáp xác. Mai cua có chiều rộng lên tới 116mm (4,6 in), hình tròn, và phủ kín phần mang. Hai càng có kích thước bằng nhau, khi càng bị gãy thì có khả năng mọc lại. Cua đực trưởng thành nhìn chung to hơn cua cái và có càng to hơn, nhưng phần yếm cua cái to hơn (đặc điểm này chỉ thấy rõ khi cua 3 tuổi trở lên).

    Thức ăn chủ yếu của loài cua này là lá rụng và hoa, nhưng chúng cũng ăn thịt các động vật khác và ăn thịt đồng loại nếu có cơ hội, không gây hại cho người.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cua-do-thi-nhau-di-cu-ra-bo-bien-dao-hang-giao-phoi-sinh-san-a72308.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan