+Aa-
    Zalo

    CSGT có phải chào người vi phạm khi dừng xe kiểm tra không?

    (ĐS&PL) - CSGT không bắt buộc phải chào bằng lời nói đối với người vi phạm khi dừng xe kiểm tra. Tuy nhiên theo quy định cán bộ CSGT vẫn phải thực hiện chào theo Điều lệnh.

    Theo quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm của CSGT được ghi nhận tại Điều 18 Thông tư 32/2023/TT-BCA, khi dừng xe người vi phạm, CSGT không phải nói lời chào đối với người vi phạm.

    Thay vào đó, CSGT chỉ cần thực hiện chào theo Điều lệnh Công an nhân dân. Thậm chí, trường hợp biết trước người tham gia giao thông thực hiện hành vi có dấu hiệu của tội phạm, phạm tội quả tang, đang có lệnh truy nã, CSGT còn không cần chào người vi phạm bằng bằng Điều lệnh Công an.

    CSGT có phải chào người vi phạm khi dừng xe kiểm tra không?

    CSGT có phải chào người vi phạm khi dừng xe kiểm tra không?

    Trước đây, theo quy định cũ tại Thông tư 65/2020/TT-BCA (có hiệu lực đến hết ngày 14/9/2023), khi dừng phương tiện để kiểm soát, CSGT phải làm động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân hoặc chào bằng lời nói: “Chào ông, bà, anh, chị...”, sau đó nói lời: “Yêu cầu ông, bà, anh, chị... cho chúng tôi kiểm soát các giấy tờ có liên quan và kiểm soát phương tiện giao thông”. Nhưng với quy định mới, CSGT chỉ cần chào theo điều lệnh sau đó thông báo cho người điều khiển phương tiện biết lý do kiểm soát rồi thực hiện việc kiểm tra theo quy định.

    Quy trình dừng xe xử phạt của CSGT được tiến hành theo các bước được quy định tại Mục 2 Chương III Thông tư 32/2023/TT-BCA như sau:

    Bước 1. CSGT ra hiệu lệnh dừng xe.

    CSGT ra hiệu lệnh dừng xe bằng cách sử dụng một trong các công cụ như: Gậy chỉ huy giao thông, còi, loa, tín hiệu ưu tiên của phương tiện tuần tra, kiểm soát; biển báo hiệu, cọc tiêu, rào chắn.

    Hướng dẫn người tham gia giao thông dừng xe vào vị trí phù hợp, an toàn để kiểm soát.

    Bước 2. CSGT đề nghị tài xế xuống xe.

    Bước 3. CSGT chào người tham gia giao thông theo Điều lệnh Công an.

    Bước 4. CSGT thông báo lý do dừng xe và yêu cầu xuất trình giấy tờ.

    CSGT thông báo cho người điều khiển phương tiện và những người trên xe biết lý do kiểm soát; sau đó, đề nghị tài xế và những người trên xe xuất trình các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện.

    Nếu thông tin giấy tờ đã có trên tài khoản định danh điện tử để thì người dân có thể mở ứng dụng VNeID cho CSGT kiểm tra.

    Bước 5. CSGT tiến hành kiểm soát người và xe.

    Các nội dung kiểm soát giao thông bao gồm:

    (1) Kiểm soát các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện.

    (2) Kiểm soát các điều kiện tham gia giao thông của phương tiện.

    (3) Kiểm soát việc chấp hành các quy định về an toàn vận tải.

    (4) Kiểm soát nội dung khác có liên quan theo quy định của pháp luật.

    Bước 6. Thông báo lỗi vi phạm.

    Sau khi kết thúc việc kiểm soát, CSGT báo cáo Tổ trưởng về kết quả kiểm tra, thông báo cho tài xế và những người trên xe biết kết quả kiểm tra, hành vi vi phạm (nếu có) và biện pháp xử lý.

    Bước 7. CSGT lập biên bản vi phạm hoặc ra quyết định xử phạt tại chỗ.

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/csgt-co-phai-chao-nguoi-vi-pham-khi-dung-xe-kiem-tra-khong-a441447.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan