+Aa-
    Zalo

    Công sở và những "chuyện tám" bi hài

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Buôn chuyện, nói xấu, phô trương… là những thói xấu dân công sở thường hay mắc phải và dần trở thành phổ biến.

    Buôn chuyện, nói xấu, phô trương… là những thói xấu dân công sở thường hay mắc phải và dần trở thành phổ biến.

    Đem cuộc sống riêng tư ra "phơi bày"

    Chia sẻ là nhu cầu tất yếu của mọi người, có những chuyện bạn có thể chia sẻ cùng mọi người nhưng cũng có những chuyện bạn không nên thổ lộ hết ra. Bởi có những câu chuyện về đời sống riêng tư của bạn sẽ ảnh hưởng không tốt đến uy tín của bạn trong công ty. Và cũng có những đồng nghiệp không phải lúc nào cũng sẵn sàng lắng nghe bạn kể những câu chuyện quá riêng tư. Hãy khéo léo từ chối những câu hỏi riêng tư nếu bạn không muốn chia sẻ, hãy cố gắng tiết chế cảm xúc của mình khi tâm sự.

    Khen trước mặt - chửi sau lưng, đừng biến mình thành kẻ nịnh thần

    Có những cô nàng mặc dù không hài lòng với sếp với đồng nghiệp nhưng trước mặt thì vẫn tỏ ra tươi cười, nịnh nọt khen đủ thử. Thế nhưng sau khi quay đi họ lại ra sức nói xấu đủ điều. Trong công việc không phải ai cũng làm bạn hài lòng nhưng hãy coi như họ là những người đồng nghiệp thân thiết. Đừng tự biến mình thành một mục tiêu dễ dàng cho kẻ “chơi xấu”. Nếu bạn co người lại và cho phép anh/cô ấy tiếp tục hành vi của mình, thì sẽ chẳng có gì khiến người đồng nghiệp xấu tính này dừng lại. Hãy nhớ rằng, người khác đối xử với bạn theo cách mà bạn hướng họ đối xử với bạn. Chính bạn là người đưa ra những chỉ dẫn cho người khác về những hành vi mà bạn chấp nhận được và những hành vi bạn không chấp nhận.

    Lấn át trong mọi cuộc tranh luận

    Một số người có thói quen cắt ngang lời nói của người khác để đưa ra ý kiến của mình trong bất kỳ cuộc tranh luận nào. Tệ hơn, họ còn khăng khăng bác bỏ ý kiến của mọi người để khẳng định ý kiến của mình là đúng nhất. Để tránh những trường hợp như thế, bạn nên học cách lắng nghe những gì người khác trình bày và cho thấy bạn hiểu rõ và trân trọng quan điểm của đồng nghiệp.

    Công sở và những

    Phô trương, cao ngạo

    Tự tin là điều cần có trong công vệc tuy nhiên tự tin thái quá sẽ thành phô trương, cao ngạo tạo ra sự phản cảm với đồng nghiệp. Đừng bao giờ để đồng nghiệp gọi bạn là anh chàng/cô nàng “Biết Tuốt”. Chẳng ai thích những người phô trương kiến thức hay khoác lác, tự cao tự đại và xem thường người khác đâu. Dĩ nhiên, bạn cần tự tin trong công việc, nhưng tự tin quá mức sẽ cô lập bạn với những người xung quanh. Bạn nên tỏ ra dễ mến, khiêm tốn và chân thành lắng nghe để học hỏi từ đồng nghiệp của mình.
    Là cấp trên nhưng so về tuổi thì H. chỉ ngang hàng với tuổi con, cháu, ấy vậy mà cách xưng hô của H. khiến mọi người ngạc nhiên, như xưng hô với một người đáng tuổi mẹ cô là “cái người”. “Cái người có tên Ph. đâu rồi, làm gì mà chậm chạp thế? Lần sau nhanh nhẹn chút cho người ta còn làm việc khác”. Bệnh “kiêu” đã trở nên khá phổ biến nơi công sở.

    “Tám” đủ thứ chuyện

    Một số người không có thói quen buôn chuyện nơi công sở thì tỏ ra rất ngạc nhiên, không hiểu sao những người thích buôn chuyện có thể lôi ra nhiều chuyện để buôn dài... tập như thế. Thực tế có tham gia, hoặc ngồi bên ngoài nghe các chị em “tám” chuyện thì mới thấy độ phong phú về nội dung bất tận của các cuộc buôn chuyện.

    Chuyện được lôi ra buôn phổ biến ở cơ quan muôn thủa vẫn là chuyện chồng, con... Các chị em mỗi ngày 8 tiếng làm việc với nhau, có khi còn nhiều hơn thời gian giao tiếp với chồng, con (nếu trừ thời gian nấu ăn mỗi ngày trong bếp gia đình, thời gian ngủ, nghỉ của mỗi người). Chị Phương kể, có hôm, vừa bước chân vào phòng làm việc, một chị làm cùng phòng than thở: “Thu nhập thì bị giảm, các khoản tiền đóng học, tiền học thêm cho con cái, tiền đi chợ thì cứ tăng. Lĩnh lương xong vài ngày đếm lại người ngây ra cứ như bị đánh mất tiền...”.

    Chỉ cần thế, lập tức các chị em khác trong phòng mỗi người thêm một lời, hai lời, nhiều lời, rồi cả phòng gần như không tập trung làm việc được để buôn sâu, buôn kỹ, buôn rộng ra về chủ đề thu – chi trong mỗi gia đình. Chị này thì nói: “Nhà em hai vợ chồng làm mửa mật, cố tiết kiệm 5, 6 năm nay mà chưa đủ tiền sửa cái bếp và nhà vệ sinh. Nhiều lúc bỏ đồng lớn, đồng bé ra đóng học cho con, ma chay, cưới xin... mà cứ ngao ngán khi nghĩ về cái bếp cũ kỹ”. Chị khác lại thêm vào: “Gớm, còn tính tiết kiệm để sửa nhà cửa được.

    Nhà em thì vẫn phải chui rúc, chung đụng với gia đình chồng, bao năm nay mà chưa bao giờ dám mơ có một ngày được ở riêng như nhà chị. Lo kiếm tiền để sống được đã mướt mồ hôi. Chị có nhà riêng là mơ ước của em đấy!”... Cứ như vậy, những câu chuyện được đưa đẩy có khi chỉ bắt đầu với một lời than thở của ai đó trước chị em trong phòng. Có khi, câu chuyện cũng chỉ bắt đầu với một lời nhận xét về cô giáo của con ở trường; về chuyện con bị bạn bắt nạn; hay có khi chỉ là chuyện đồng phục ở trường đẹp - xấu. Có khi buôn chuyện một nhân vật nào đó mà hầu hết chẳng ai biết mặt, biết tên, rồi các chị em mở rộng ra buôn như một hiện tượng đáng chú ý trong xã hội...

    Ngoài những chuyện tào lao có thể trở thành chủ đề chính của những cuộc buôn chuyện, thì có những chuyện mang tính nghiêm trọng cũng thành nội dung của các cuộc “tám”, như chuyện hạnh phúc của gia đình đồng nghiệp, bản thân; hay những chuyện về công việc quản lý của sếp; thậm chí chuyện bệnh tật, sống - chết của ai đó...

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cong-so-va-nhung-chuyen-tam-bi-hai-a53781.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan
    Sự thật nghiệt ngã về tình công sở

    Sự thật nghiệt ngã về tình công sở

    Đàn ông sa ngã nơi công sở vì tình yêu và tình dục. Phụ nữ chọn tình công sở để tiến thân. Đó là cách mà mọi người vẫn quan niệm và phán xét về những chuyện tình công sở