+Aa-
    Zalo

    Công Phượng và câu chuyện cảm động về mẹ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Nhắc về Công Phượng, nhiều người nói rằng thủ quân của U19 Việt Nam đã quá may mắn khi có một người mẹ tuyệt vời.

    Nhắc về Công Phượng, nhiều người nói rằng thủ quân của U19 Việt Nam đã quá may mắn khi có một người mẹ tuyệt vời luôn cố gắng chắp cánh giúp con trai vươn tới ước mơ.
    Ở vùng đất cày lên sỏi đá, làm kinh tế rất khó khăn nên người dân làng Vồng Vổng (Mỹ Sơn, Đô Lương, Nghệ An) chủ yếu ly hương để tránh cái đói, cái nghèo. Bố mẹ của Phượng là ông Nguyễn Công Bảy và bà Nguyễn Thị Hoa vì nhiều lý do nên phải ở lại bám trụ với mảnh đất quê hương.
    Công Phượng và câu chuyện cảm động về mẹ
    Công Phượng gặp mẹ tại giải U19 ĐNA.
    Nhà thuộc diện hộ nghèo lại phải nuôi tới 6 miệng ăn nên dù đến những năm sau 2000, nhiều bữa cơm của gia đình vẫn còn phải độn ngô, khoai, sắn... An ủi lớn nhất của Công Phượng là người anh trai Nguyễn Công Khoa. Những buổi chơi bóng cùng anh trai đã thực sự làm cho Phượng thấy cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn.
    Nhưng cuộc đời chẳng ai học được chữ ngờ, trong một buổi trưa hè đi tắm khe, Khoa chết đuối, ra đi mãi mãi. Bà Hoa sụt tới 12kg vì cú sốc quá lớn, trong khi Phượng vốn đã trầm tính lại càng trở nên lầm lì. Sau cái chết của anh trai, Phượng cả tuần liền không đến trường, bóng đá là niềm đam mê, Phượng cũng bỏ. Thương con, bà Hoa phải bán cả tạ lúa mới đủ lên thị trấn mua một quả bóng da về cho Phượng, khơi lại niềm đam mê cho cậu con trai út.
    Bà Hoa tiếp tục động viên con và đạp xe 20km đưa Phượng lên thị trấn Đô Lương mỗi ngày để theo học lớp năng khiếu bóng đá của huyện. Quãng đường xa, nắng nóng, nhưng gần như đều đặn bà Hoa không bỏ sót buổi tập nào của con trai. Mỗi sáng, bà đèo con lên chỗ tập gửi cho thầy, rồi lại đạp xe về đi làm đồng, trưa lại quay lại để đón Công Phượng về nhà.
    Đến buổi chiều 2 mẹ con lại có hành trình tương tự. Tính ra mỗi ngày tập của Phượng là bà Hoa đạp xe khoảng 80km. Có năng khiếu, được đánh giá cao nhưng thử việc ở lò Sông Lam, Phượng lại bị loại vì… thiếu cân.
    Một lần nữa, bà Hoa lại động viên con đi dự thi khi lò đào tạo HAGL-JMG đang tuyển quân. Do nhà nghèo, bà Hoa phải bán gần 4 tạ thóc và con lợn 25kg đưa con xuống Vinh đi xe đò vào Pleiku. Chỉ 15 ngày sau, gia đình nhận giấy báo Phượng đã trúng tuyển. Đây cũng là bước ngoặt của Phượng, để biến một cậu nhóc thiếu cân ngày nào thành cầu thủ được kỳ vọng nhất bóng đá Việt Nam như bây giờ.
    Đội trưởng U19 Việt Nam cũng cho thấy sự trưởng thành nhanh chóng từ trên sân cỏ lẫn ngoài cuộc sống. Với mẹ, Phượng vẫn chỉ như đưa con ngoan bé bỏng ngày nào còn theo bà ra ruộng, ra đồng gặt lúa, hái ngô.
    Nhưng bây giờ, trong các cuộc gặp mặt, Phượng lại luôn chủ động nắm tay và dặn dò mẹ: "Mẹ yên tâm về con. Ngày xưa con là nghé chứ bây giờ con là trâu rồi. Con biết tự lo cho mình, mẹ cứ yên tâm. Mẹ, bố và gia đình gắng giữ gìn sức khỏe là con vui lắm. Nói rồi, nó tíu tít kể đủ thứ chuyện cho tôi vui, dù lúc đó nó đang bị đau và nhiều lo toan khi thi đấu', bà Hoa kể lại giai đoạn gặp con ở Hà Nội.
    Phượng đã chứng tỏ bản lĩnh trên sân bằng những siêu phẩm cùng những màn trình diễn cống hiến. Phượng cũng chững chạc trên bục phát biểu khi trở thành tân sinh viên đại học Sư phạm TDTT TP HCM. Và phía sau thành công của người con xứ Nghệ ấy, mẹ Hoa vẫn hằng ngày dõi bước theo cậu con trai.
    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cong-phuong-va-cau-chuyen-cam-dong-ve-me-a62986.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan