+Aa-
    Zalo

    Công nhân sản xuất iPhone phải tiếp xúc với hóa chất độc hại

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Báo cáo mới cho thấy công nhân trong các nhà máy chuyên cung cấp linh kiện cho Apple tại Trung Quốc có môi trường làm việc rất nguy hiểm

    Báo cáo mới cho thấy công nhân trong các nhà máy chuyên cung cấp linh kiện cho Apple tại Trung Quốc có môi trường làm việc rất nguy hiểm.

    Tổ chức Theo dõi Lao động Trung Quốc (CLW) và hãng tin Bloomberg vừa có cuộc điều tra ngầm nhà máy Catcher, một trong số các đơn vị cung cấp linh kiện cho Apple. Catcher có tổ hợp nhà máy đặt tại thành phố công nghiệp Tú Thiên (Giang Tô, Trung Quốc). 

    Cuộc điều tra được tiến hành từ tháng 10/2017 cho thấy hầu hết cơ sở sản xuất của Catcher đều vi phạm quy chế an toàn lao động, làm tăng nguy cơ bệnh nghề nghiệp và ô nhiễm môi trường. 

    Nơi làm việc của các công nhân 

    Năm 2014, chính CLW đã công bố báo cáo về các vấn đề tương tự tại Catcher, gồm chính sách phân biệt khi thuê mướn nhân công, thiếu quy định an toàn cho công nhân, làm việc quá giờ và trả lương thấp. 

    CLW cho biết Catcher vẫn chưa khắc phục các vấn đề trên trong báo cáo năm nay, đồng thời có thêm nhiều vi phạm nghiêm trọng khác.

    Theo quy định của Trung Quốc, công nhân làm việc theo ca 8 tiếng/ngày và 5 ngày làm việc/tuần. Điều tra của CLW cho thấy công nhân Catcher làm việc 10 tiếng/ngày và liên tục 6 ngày/tuần để sản xuất vỏ máy iPhone. 

    Ngoài ra, Catcher cũng không trả lương gấp đôi cho công nhân khi họ làm việc quá thời gian như luật quy định. 

    Không những thế, độ ồn trong nhà máy quá cao đe dọa sức khỏe và an toàn người lao động. Tiếng ồn này thường từ 80 dB trở lên, và có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe công nhân nếu làm việc liên tục 8 tiếng đồng hồ, theo IAC Acoustics.

    Công nhân ngủ trong phòng ăn của nhà máy

    Catcher không cung cấp đủ kính bảo hộ cho công nhân. Đóng giả công nhân làm việc tại nhà máy Catcher trong một tháng, sức khỏe của nhà điều tra CLW đã giảm rõ rệt. 

    Người này chịu trách nhiệm gỡ và lắp đặt các bộ phận kim loại vào khay chứa mẫu sản phẩm để máy xử lý. Trong quá trình làm việc, hóa chất và các bụi kim loại thường xuyên bắn vào mắt người đứng dây chuyền. 

    Nhà điều tra của CLW có triệu chứng giảm thị lực, đau mắt và cáu gắt sau thời gian làm việc tại nhà máy Catcher. Người này luôn cảm giác có vật gì đó trong mắt. Một tháng sau khi rời nhà máy, mắt của nhà điều tra CLW vẫn còn đỏ. 

    Nơi ở trật trội của công nhân 

    Trong khi đó, điều tra của CLW cho thấy da tay công nhân có hiện tượng bong tróc và kích ứng. “Chỉ sau vài giờ làm việc, găng tay bảo hộ phồng lên và mềm nhũn giống như chúng bị mài mòn. Các ngón tay cũng vì thế mà lộ ra ngoài tiếp xúc với hóa chất độc hại”, một công nhân cho biết. 

    Điều tra của CLW và Bloomberg cho biết găng tay cao su dùng để bảo vệ công nhân khỏi hóa chất bên ngoài thường xuyên trong tình trạng thiếu hụt, và rất nhiều lần chúng không trụ nổi qua một ca làm việc. 

    Một số công nhân nghĩ ra cách mua găng tay nhựa dùng một lần để bảo vệ đôi tay. Loại găng tay này thường được sử dụng trong nhà bếp. 

    Apple đã được thông báo về vấn đề trên. Hãng này nói với Bloombergrằng đã cử một đội kiểm tra và phỏng vấn 150 công nhân tại Catcher. 

    Báo cáo của CLW và Bloomberg được công bố nhiều tháng sau khi Foxconn, một trong những đối tác khác của Apple, bị cáo buộc thuê học sinh Trung Quốc lắp đặt iPhone X và các học sinh này phải làm việc liên tục 11 tiếng mỗi ngày.

    Kiều Trang (T/h)

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/cong-nhan-san-xuat-iphone-phai-tiep-xuc-voi-hoa-chat-doc-hai-a216837.html
    Sự kiện:
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan