Măng cụt được biết đến với rất nhiều dưỡng chất vô cùng tốt cho sức khỏe nên được các chuyên gia xếp vào nhóm thực phẩm chức năng. Một số dưỡng chất phải kể đến như: Tanin (hàm lượng 7-13%), hợp chất đắng xanthone, chất nhựa và chất magostin.
Trong đó, nổi bật nhất chính là hợp chất xanthone có trong vỏ măng cụt. Hợp chất này hỗ trợ chữa lành vết thương, giảm đau, chống ôxy hoá, và kháng khuẩn.
Ngoài giúp vết thương nhanh lành, hợp chất còn trị được mụn và tiêu diệt một số loại vi khuẩn như: Liên cầu khuẩn, tụ cầu vàng kháng penicillin hoặc methicillin,...
Vỏ măng cụt có chứa chất Garcinone E nhờ đó có tác dụng gây cản trở sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư gan, dạ dày và phổi.
Ngoài ra, hợp chất xanthone trong vỏ măng cụt (thuộc nhóm chống oxy hóa) cũng có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ, hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư và chống lại các gốc tự do có hại sức khỏe.
Theo y học cổ truyền măng cụt vị chát, tác dụng sáp tràng, chỉ tả. Vỏ măng cụt được biết tới chứa chất xanthones có tính kháng khuẩn, chống viêm và chất chống oxy hoá giúp phòng ngừa ung thư, chống lão hoá.
Dưới đây là tác dụng của vỏ măng cụt không phải ai cũng biết:
Chữa tiêu chảy: Vỏ quả măng cụt chứa những hợp chất tác dụng tuyệt vời cho chức năng tiêu hóa của cơ thể và loại bỏ các vi khuẩn gây tiêu chảy. Dùng vỏ măng cụt khô 24g, hạt thì là 2g sắc uống.
Trị hôi miệng: Vỏ măng cụt 1 quả, mật ong vừa đủ, nước 200ml. Lấy phần thịt vỏ của 1 quả măng cụt xay nhuyễn với mật ong và 200ml nước, lọc bớt xác và uống. Để tăng vị thơm ngon, bạn có thể cho thêm đường và đá vì vỏ măng cụt chứa nhiều tannin, vị đắng chát.
Chữa tàn nhang: Vỏ măng tươi cụt 20g. Dùng thìa cạo phần thịt mềm bên trong của vỏ măng cụt xay nhuyễn trộn với mật ong đắp nên mặt giúp dưỡng da, chống lão hoá, trị nám cho chị em.
Kháng viêm, trị mụn: Một trong những công dụng làm đẹp bằng vỏ măng cụt khác là kháng viêm, trị mụn nhọt, trứng cá hiệu quả. Thành phần kháng viêm có trong vỏ măng cụt giúp ngăn cản sự phát triển của vi khuẩn trên bề mặt da, giúp tình trạng da được cải thiện và ngăn ngừa hiện tượng viêm nhiễm.
Chống lão hóa da: Ngoài những công dụng làm đẹp nói trên vỏ măng cụt còn có tác dụng làm mờ nếp nhăn, chống lão hóa da của chị em phụ nữ đang bước qua tuổi trung niên. Nguồn vitamin A, vitamin E dồi dào trong vỏ măng cụt giúp nuôi dưỡng tế bào, làm đầy các mô cơ và làm tăng độ đàn hồi cho da.
Giảm cholesterol trong máu: Dùng vỏ măng cụt khô lượng vừa đủ, nấu nước uống thay trà. Loại nước này cũng rất tốt giúp đốt mỡ thừ cho người giảm cân. Ngoài ra, nước trà măng cụt còn có tác dụng phòng ngừ ung thư, chống lão hoá.
Vỏ măng cụt chứa 7-13% tanin, nhựa và chất đắng mangostin nên có thể tạo phức với protein để cho ra chất kết tủa. Điều này dẫn đến việc dưỡng chất trong đồ ăn khó được hấp thu vào cơ thể và gây ức chế một số men tiêu hóa làm ăn uống khó tiêu.
Bạn nên sử dụng vỏ măng cụt ở dạng khô vì dạng tươi sẽ có một số chất nếu sử dụng nhiều lần có thể gây hại cho sức khỏe.
Không nên dùng nồi sắt để nấu nước từ vỏ măng cụt vì một số hợp chất có thể khiến vỏ măng cụt bị biến chất, gây hại cho sức khỏe.
Tanin cũng tạo phức với sắt, làm cơ thể khó hấp thu sắt vô cơ. Vì thế, sử dụng vỏ măng cụt phải hợp lý để tránh gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
Vỏ măng cụt thường được nấu lấy nước uống để mang lại các lợi ích ở trên, tuy nhiên bạn chỉ nên uống trước khi ăn và mỗi ngày 2 lần để đạt hiệu quả tốt nhất.
Thùy Dung(t/h)