+Aa-
    Zalo

    Con dị tật vì mẹ thường xuyên làm việc nguy hiểm này trong thai kỳ

    • DSPL

    (ĐS&PL) - Trong thai kỳ, mẹ bầu tuyệt đối không tùy ý sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

    Trong thai kỳ, mẹ bầu tuyệt đối không tùy ý sử dụng thuốc khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

    Khi mang thai, chị em phụ nữ thường có thay đổi về tâm, sinh lý. Cơ thể thường xuyên xuất hiện những cơn cảm cúm, sốt hay tiêu chảy. Để trị bệnh, chị em cần thay đổi thói quen ăn uống, điều chỉnh thực đơn hằng ngày để tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, làm virus gây bệnh biến mất.

    Trong trường hợp bệnh nặng, mẹ bầu nên đến các cơ sở y tế để được bác sĩ tư vấn và kê đơn thuốc. Đặc biệt, không tự ý mua thuốc ở ngoài về uống vì hậu quả không thể lường trước.

    Một số loại thuốc mẹ bầu cần tránh sử dụng

    Bác sĩ Thân Trọng Thạch (GV bộ môn Sản khoa, ĐH Y Dược Tp.HCM ) cho biết: “Trước đây, FDA (Food and Drug Administration) Hoa Kỳ sử dụng phân loại danh mục thuốc và thai kỳ gồm: A,B,C,D và X. Trong đó:

    A là nhóm thuốc không có bằng chứng nguy cơ dị tật thai kỳ;

    B là nhóm chưa có bằng chứng nguy hại trên người;

    C là nhóm có bằng chứng nguy cơ trên động vật nhưng chưa có bằng chứng gây nguy hại cho thai kỳ;

    D có bằng chứng gây dị tật thai nhưng nếu việc sử dụng đem lại lợi ích thì cân nhắc

    Và X là nhóm chắc chắn gây dị tật thai”.

    Trước đây, FDA (Food and Drug Administration) Hoa Kỳ sử dụng phân loại danh mục thuốc và thai kỳ gồm: A,B,C,D và X (ảnh minh họa).

    Bác sĩ Thạch cho biết thêm, có một số loại thuốc các mẹ bầu hay dùng nhưng nhiều khi lại không biết rõ ảnh hưởng của chúng đến thai kì như thế nào, như:

    Accutane - thuốc trị mụn, bị liệt vào danh sách cực độc cho thai nhi

    Làn da của bà bầu sẽ thay đổi theo hướng tích cực hoặc tiêu cực tùy vào hormone nội tiết tố của từng người. Nếu da mặt, da lưng xuất hiện mụn nhiều hơn, mẹ bầu không nên tìm kiếm sự trợ giúp từ loại thuốc này. Vì thuốc có thể gây các dị tật cho thai, nhiều nhất là sau 2 -5 tuần thụ thai.

    Các dị tật được nghiên cứu thấy là tổn thương hệ thần kinh trung ương, bất thường đầu sọ, dị dạng hệ thống mạch máu, ...Thay vào đó, ăn uống lành mạnh hơn để cải thiện phần nào tình trạng da dẻ. Nếu có dùng thuốc, mẹ bầu ngưng sử dụng thuốc ít nhất 1 tháng trước khi thụ thai.

    Ibuprofen - thuốc giảm đau

    Ibuprofen giúp giảm đau đầu, đau bụng kinh. Tuy nhiên, FDA đưa ra khuyến cáo bà bầu không nên uống thuốc này ở 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ vì có thể gây ra sẩy thai tự nhiên, tồn tại ống động mạch, thoát vị thành bụng,....

    Echinacea - thực phẩm chức năng có tác dụng chống cảm lạnh, nhiễm trùng đường tiết niệu, đau nửa đầu, thậm chí bệnh răng nướu thông thường

    Bà bầu nên tránh dùng thuốc này do các dữ liệu nghiên cứu còn ít.

    Pepto Bismol - giúp giảm chứng ợ nóng hay trào ngược, có thể giảm bớt sự khó chịu của bà bầu trong thai kỳ

    Thành phần Bismuth subsalicylate trong thuốc không ảnh hưởng hoặc ảnh hưởng rất ít đến thai khi dùng liều cho phép . Cho đến bây giờ, các nghiên cứu về thuốc vẫn còn rất ít và có thật sự gây hại cho thai hay không vẫn chưa xác định đươc, nên hạn chế dùng trong thai kì, đặc biệt là nửa đầu thai kỳ.

    Uống ibuprofen trong tam cá nguyệt thứ 3 có thể gây ra tình trạng cao huyết áp, giảm nước ối và thậm chí còn khiến sinh non (ảnh minh họa).

    Sự thay đổi nhóm thuốc thai kỳ

    Từ tháng 6 năm 2015, FDA đã đổi mới bảng phân loại danh mục thuốc và thai kỳ, bao hàm cả thai kỳ, cho con bú mẹ và chức năng sinh sản của nam và nữ. Riêng thai kì cần quan tâm đến 4 vấn đề sau:

    - Có sử dụng thuốc trong thai kỳ

    - Nguy cơ thai kỳ do thuốc gây ra

    - Dấu hiệu lâm sàng quan trọng

    - Có dữ liệu hay bằng chứng gì về nguy cơ do thuốc gây ra

    Theo bác sĩ Thân Trọng Thạch, có sự thay đổi bảng phân loại này vì hiện nay có rất nhiều phụ nữ mang thai kèm bệnh lí mãn tính trước đó và cần điều trị dài hạn như tăng huyết áp, động kinh, đái tháo đường hay hen phế quản. Hạn chế điều trị thuốc các bệnh lý này đều nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.

    Thêm vào đó, có nhiều phụ nữ lớn tuổi mang thai sẽ đẩy số phụ nữ mang thai có bệnh lý tăng lên nữa. FDA cho rằng bảng phân loại cũ quá đơn giản, đôi khi không cung cấp đủ thông tin cần thiết cho thai phụ và cả bác sỹ lâm sàng! Do đó, sử dụng bảng phân loại cũ không đáp ứng được những vấn đề về thuốc trong thai kỳ và thời kì cho con bú.

    Một số thuốc cho thấy ảnh hưởng các khía cạnh khác của thai kì:

    - Flibanserin thuốc điều trị giảm ham muốn tình dục phụ nữ tiền mãn kinh.

    - Emtricitabine và Tenofovir alafenamide fumarate điều trị HIV

    - Sacubitril và sofobuvir điều trị viêm gan C

    - Alirocumab điều trị tăng cholesterol máu.

    “Việc sử dụng thuốc trong thai kỳ cần có cuộc thảo luận của bệnh nhân và bác sỹ điều trị theo bảng phân loại mới của FDA. Qua đó, cung cấp đầy đủ thông tin về thuốc, nguy cơ cho thai kỳ, dấu hiệu nhận biết nguy cơ đó và bằng chứng dữ liệu đã có về thuốc gây ra....để bệnh nhân cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ khi sử dụng thuốc trong thai kỳ”, Bác sĩ Thân Trọng Thạch nhấn mạnh.

    Xem thêm video:

    [mecloud]RYaE6y66Ks[/mecloud]

    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/con-di-tat-vi-me-thuong-xuyen-lam-viec-nguy-hiem-nay-trong-thai-ky-a167638.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin cùng chuyên mục
    Nổi bật trong ngày