+Aa-
    Zalo

    "Cơn bão" giá ô tô từ 1/7: Cú "sốc nhiệt" lên thị trường ô tô cao cấp

    • DSPL

    (ĐS&PL) - (ĐSPL) - Singapore từng giữ vị trí quốc gia có giá xe đắt nhất thế giới do các loại thuế hạn chế tiêu thụ. Tuy nhiên, giá siêu xe tại Việt Nam sắp vượt xa Singapore.

    (ĐSPL) - Singapore từng giữ vị trí quốc gia có giá xe đắt nhất thế giới do các loại thuế hạn chế tiêu thụ. Tuy nhiên, giá siêu xe tại Việt Nam sắp vượt xa Singapore.

    Giá siêu xe Aventador tại VN đắt nhất thế giới sau 1/7

    Từ 1/7, xe hơi nhập khẩu tại Việt Nam sẽ phải chịu các khoản thuế bao gồm thuế nhập khẩu từ 50 đến 70\%, thuế tiêu thụ đặc biệt từ 40 đến 150\%, thuế VAT 10\%, phí trước bạ 10-12\%...

    Theo Luật thuế Tiêu thụ đặc biệt mới, những loại xe có dung tích xi-lanh trên 6.0L tại Việt Nam sẽ phải chịu mức thuế tiêu thụ đặc biệt 150\% thay cho mức 60\% hiện nay. Chính vì vậy, nhiều dòng siêu xe sẽ tăng giá sốc.

    Singapore từng giữ vị trí quốc gia có giá xe đắt nhất thế giới do các loại thuế hạn chế tiêu thụ. Tuy nhiên, giá siêu xe tại Việt Nam sắp vượt xa Singapore.

    Điển hình như, Lamborghini Aventador có giá xuất xưởng 393.695 USD. Tùy từng thị trường và cách đánh thuế của mỗi quốc gia, giá trị có thể cao gấp nhiều lần thực tế. Tại Việt Nam,  khi thuế tiêu thụ đặc biệt tăng từ 60 lên 150\%, do dung tích xi-lanh lên tới 6.5 lít, Aventador bị áp mức thuế tiêu thụ đặc biệt ở khung cao nhất. Hiện nay, mẫu xe này được niêm yết giá 22,5 tỷ đồng, tuy nhiên theo cách tính mới sau ngày 1/7, giá Aventador tại Việt Nam sẽ đội lên mức 33 tỷ 750 triệu đồng (1,5 triệu USD).

    Chính vì sự tăng giá như vũ bão nên càng gần đến thời điểm ngày 1/7 số lượng siêu xe nhập khẩu càng trở nên tấp nập. (Ảnh minh họa).

    Thông tin trên báo Dân trí, chính vì sự tăng giá như vũ bão nên càng gần đến thời điểm ngày 1/7 số lượng siêu xe nhập khẩu càng trở nên tấp nập. Đếm sơ sơ, chỉ trong 3 ngày vừa qua đã có thêm ngót chục chiếc siêu xe mới xuất hiện.

    Đáng chú ý vẫn là sự xuất hiện của những chiếc siêu xe có giá hàng chục tỷ đồng như bộ đôi siêu sang Rolls-Royce Ghost và Wraith, siêu xe thể thao Lamborghini Aventador LP 700-4, Ferarri F12 thế hệ mới hay chiếc siêu sang Bentley Mulliner đến từ nước Anh...

    Đây đều là những chiếc xe chuẩn bị phải chịu mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt mới 130\% đến 150\%. So với mức thuế suất 60\% hiện tại, tỷ lệ chênh lệch thuế suất quá cao sẽ khiến những chiếc xe này bị tăng giá đến cả chục tỷ đồng nếu chậm chễ thông quan.

    Và để không phải mất thêm số tiền không hề nhỏ nếu như mua xe sau ngày 1/7, thời gian vừa qua đã chứng kiến rất nhiều đại gia Việt vung tiền mua sắm siêu xe. Có thể kể đến như gia đình thiếu gia Phan Thành liên tiếp tậu siêu xe Ferrari 488 GTB và Rolls-Royce Wraith, McLaren 650S Spider, đại gia Minh Nhựa cũng nhanh chóng mang về garage nhà mình những cái tên đình đám như Ferrari 488 GTB, McLaren 650S Spider, Maserati GranTurismo MC Stradale hay đại gia phố núi trở lại với cặp đôi Lamborghini Huracan và Rolls-Royce Wraith, ...

    Với số tiền “tiết kiệm” được bằng cả một gia tài, hiện tượng siêu xe đổ dồn về nước thời gian qua là hoàn toàn dễ hiểu. Theo dự đoán, tần suất siêu xe nhập khẩu về nước trong tuần lễ cuối cùng của tháng 6/2016 thậm chí sẽ còn dày đặc hơn.

    Xe sang mệt mỏi

    Báo VnEconomy đưa tin, mặc dù phải chịu mức tăng giá “choáng váng” nhất nhưng theo một số đánh giá, các thương hiệu siêu xe lại ít “đau đầu” hơn so với các thương hiệu hạng sang hoặc xe thể thao ở mức độ thấp hơn.

    Theo luồng ý kiến này, đối tượng khách hàng của các thương hiệu siêu xe hầu hết đều là giới siêu giàu và mục đích sử dụng xe cũng khác biệt nên số tiền chênh lệch (với tỷ lệ tương đương nhau) vì vậy cũng chưa phải là cản trở quá lớn như các thương hiệu hạng sang như Audi, BMW, Lexus, Mercedes-Benz, Land Rover, Jaguar hay cao hơn nữa là Porsche...

    Trong nhóm thương hiệu này, nếu tính trên số tiền chênh lệch giá thì Porsche có lẽ là thương hiệu thiệt thòi nhiều nhất do hầu hết các mẫu xe đều sử dụng động cơ dung tích lớn. Song cũng giống như các loại siêu xe, Porsche cũng là một thương hiệu khác đặc biệt, với tính năng thể thao và được định vị ở phân khúc cao hơn, số tiền tăng giá do vậy cũng chưa ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua sắm của người tiêu dùng như các thương hiệu khác.

    Tại thị trường Việt Nam hiện nay, Mercedes-Benz và BMW là 2 thương hiệu có danh mục sản phẩm dày đặc nhất và số lượng mẫu xe thuộc diện tăng thuế cũng theo đó đông đảo hơn.

    Tuy nhiên, có một đặc điểm chung ở các thương hiệu ôtô đến từ nước Đức, trong đó cần kể thêm đến Audi hay thấp hơn một chút là Volkswagens, công nghệ động cơ luôn được chú trọng theo xu hướng giảm dung tích xi-lanh động cơ nhưng vẫn duy trì hoặc thậm chí tăng thêm công suất vận hành.

    Mặc dù phải chịu mức tăng giá “choáng váng” nhất nhưng theo một số đánh giá, các thương hiệu siêu xe lại ít “đau đầu” hơn so với các thương hiệu hạng sang hoặc xe thể thao ở mức độ thấp hơn. (Ảnh minh họa).

    Vì vậy, dù có danh mục sản phẩm dày đặc nhưng số lượng mẫu xe bị tăng giá quá lớn là không nhiều, ngoại trừ một vài mẫu xe đặc biệt được xếp vào nhóm siêu xe như Audi R8, Mercedes-Maybach S600 hay BMW i8.

    Đơn cử trường hợp Mercedes-Benz. Trong danh mục sản phẩm dày đặc thì cũng chỉ có 3 mẫu xe phải chịu mức thuế suất mới 130\% gồm siêu xe Mercedes-Maybach S600, dòng sedan thể thao S63 và S65 phiên bản độ AMG cùng mẫu xe mới nhất GLS 63 AMG.

    Đáng chú ý là bên cạnh dòng sedan cao cấp S-Class thì đa số các mẫu xe bị tăng giá đều là xe thể thao đa dụng (SUV). Số mẫu xe còn lại đều có động cơ dung tích từ 2.000 cm3 trở xuống nên không thuộc diện tăng thuế, thậm chí một số mẫu xe như A-Class dù có công suất không hề nhỏ nhưng do động cơ dưới 2.000 cm3 nên còn thuộc diện giảm nhẹ thuế.

    Ngược với các thương hiệu xe Đức chính là các thương hiệu hạng sang đến từ Nhật Bản, tiêu biểu là 2 thương hiệu đang được phân phối chính hãng gồm Lexus và Infiniti.

    Đơn cử như Lexus, thương hiệu xe sang được người tiêu dùng Việt Nam đặc biệt ưa chuộng. Nhìn vào danh mục sản phẩm hiện tại có thể thấy ngay 3 cái tên không thuộc diện bị tăng thuế là NX200t, RX200t và ES250.

    Mẫu xe NX200t cùng 2 phiên bản RX200t ES250 là quá ít ỏi, không thể cân bằng với hầu hết các mẫu xe còn lại đều sử dụng động cơ có dung tích xi-lanh từ 3.500 cm3 trở lên. Cá biệt là mẫu xe đa dụng cỡ lớn LX570 trang bị động cơ dung tích đến 5.700 cm3, từ ngày 1/7 sẽ bị đẩy giá bán lẻ lên hơn 2 tỷ đồng so với hiện nay, số tiền đủ để mua một chiếc Lexus khác như ES250 hay NX200t.

    Theo một nhà nhập khẩu, xe Lexus LX570 (5.7 lít) thuế TTĐB mới là 130\%, cao hơn so với mức 60\% hiện hành. Dòng xe đang được bán ra phổ biến ở mức 5,6 tỷ đồng này, sẽ tăng lên mức 7,3 tỷ đồng do thuế TTĐB tăng từ 1,46 tỷ đồng lên 3,2 tỷ, cộng với thuế nhập khẩu (83\%, tương đương 1,1 tỷ đồng), giá trị gia tăng (10\%, 560 triệu đồng) đưa tổng số thuế người mua phải nộp lên ít nhất 4,86 tỷ đồng (chiếm tới gần 70\% giá trị xe). Trong khi đó với mức thuế đang áp dụng, tổng số thuế chỉ phải mất 2,9 tỷ đồng cho chiếc xe trị giá 5,6 tỷ (chiếm 51\% giá trị xe).

    Kèm theo đó là hàng loạt các chi phí khác như: thuế trước bạ tại Hà Nội là 12\% giá trị xe (876 triệu đồng), bảo hiểm xe 5\% (365 triệu đồng), phí đăng kiểm 270.000 đồng, phí bảo trì đường bộ 135.000 đồng một tháng, phí cấp biển số 20 triệu đồng, bảo hiểm trách nhiệm 490.000 đồng. Như vậy, để "lăn bánh" chiếc xe nêu trên, người mua phải mất thêm 1,3 tỷ đồng nữa.

    Tương tự, với dòng xe có dung tích nhỏ hơn của Lexus là RX350 (3.5 lít) phiên bản năm 2015, thuế TTĐB cũng tăng lên 90\%, khiến giá bán đội khoảng 600 triệu đồng, lên mức hơn 3,9 tỷ đồng.

    Có thể thấy rằng, việc điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt không khác nào một cú “sốc nhiệt” đổ lên thị trường ôtô cao cấp và người tiêu dùng. Trong khi các hãng xe mệt mỏi với việc điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, chạy đua với chính sách mới và tìm cách liệu cơm gắp mắm thì phía còn lại, người tiêu dùng buộc phải hạn chế mua và sử dụng các loại xe trang bị động cơ lớn.

    Nhìn từ phía nhà quản lý, việc áp thuế cao nhằm hạn chế lưu hành các loại xe cỡ lớn được xem là một hàng rào kỹ thuật hữu hiệu để qua đó đạt được các mục tiêu vĩ mô hơn.

    Nhìn từ phía các hãng xe và người tiêu dùng, chính sách thuế mới như một rào càn đối với sự phát triển của các phân khúc ôtô cao cấp và sử dụng động cơ lớn. Chắc chắn những khó khăn sẽ là không nhỏ.

    Dẫu sao, việc điều chỉnh nhu cầu sử dụng sang các loại xe nhỏ hơn hoặc chấp nhận tăng thêm chi phí để sử dụng xe cỡ lớn cũng không hoàn toàn mang ý nghĩa tiêu cực. Và, với một thị trường ô tô vốn vẫn thường ẩn chứa nhiều sự khác lạ như Việt Nam, một tác động lớn chưa chắc sẽ tạo nên biến động lớn.

    Ngọc Anh (Tổng hợp)

    Nguồn: Người đưa tin


    Link bài gốcLấy link
    https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/con-bao-gia-o-to-tu-17-cu-soc-nhiet-len-thi-truong-o-to-cao-cap-a137148.html
    Zalo

    Cảm ơn bạn đã quan tâm đến nội dung trên.

    Hãy tặng sao để tiếp thêm động lực cho tác giả có những bài viết hay hơn nữa.

    Đã tặng:
    Tặng quà tác giả
    BÌNH LUẬN
    Bình luận sẽ được xét duyệt trước khi đăng. Xin vui lòng gõ tiếng Việt có dấu.
    Tin liên quan